TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday 1 August 2014

Việc tang lễ trong Phật giáo THƯ NGỎ VÀ MỤC LỤC TẬP SAN PHTQ SỐ 26 (ĐẠI LỄ VU LAN 2014)

 
 
Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

THƯ NGỎ



Kính thưa Quí vị độc giả,
Chư Tôn Đức Ban Biên Tập PHTQ.CANADA
trân trọng cảm niệm công đức và phước đức của Quí vị phát tâm bảo trợ và giới thiệu tập san.
Đạo Phật có hai yếu tố căn bản: đó là Từ Bi & Trí Tuệ.
Từ Bi là tâm ban vui và cứu khổ. Thường trong đời sống hàng ngày, con người ban vui cho người thân và cứu khổ khi người thân gặp việc không may. Tâm từ bi như vậy hạn hẹp trong phạm vi gia đình hay những người thân thuộc, quen biết.
Do đó con người vẫn còn gặp phiền não khổ đau khi thân bằng quyến thuộc đối xử với
mình không được như ý.
Người tu theo Phật mở rộng Tâm từ bi đến tất cả mọi người và muôn loài chúng sanh.
Được như vậy, bản ngã con người không còn nữa, đồng nghĩa với  
giác ngộ chân lý và giải thoát khỏi phiền não khổ đau.
Khi đã đạt được tiến bộ trên đường tu, con người muốn giáo hóa chúng sanh, cần phải thêm đức tính kham nhẫn. Nhẫn chịu những điều khó nhẫn trên thế gian.
Người đời vốn coi trọng bản ngã cho nên trầm luân trong biển khổ.
Bản ngã khiến cho con người dễ giận, dễ hờn, dễ tự ái, khó buông xả và khó tha thứ tha nhân.
Thêm nữa, tánh ganh tỵ đố kị, tánh thích ăn trên ngồi trước, tánh tham lam, sân hận, si mê, bỏn sẻn, tất cả tánh xấu đó đều từ bản ngã mà ra.
Những tánh như vậy là vật cản trở trên đường tu tập, khó đạt được tiến bộ.
Do đó, hiểu rõ và hành được vô ngã, người tu sớm đạt được đạo quả niết bàn.[]

Tâm nguyện của PHTQ là tạo thiện duyên, hiểu rằng Phật Pháp tại thế gian, được an lạc hạnh phúc, giác ngộ chân lý, giải thoát khổ đau. Điều nào tôn giáo này công nhận, các tôn giáo khác không công nhận, chưa phải là chân lý. Chân lý tối thượng vượt qua các nghi lễ, các hình thức của tôn giáo, nhất là vượt qua tâm cố chấp, giúp con người sống đời an nhiên tự tại.
Văn-Phòng Phật-Học Tịnh-Quang Canada ấn tống và phát hành miễn phí
Tập san Từ Bi & Trí Tuệ,
3 số mỗi năm, vào các dịp sau:
Tết Nguyên Đán, Đại Lễ Phật Đản, Đại Lễ Vu Lan.
Kính mong Quí vị độc giả khắp nơi phát tâm gieo duyên với Tam Bảo, tùy tâm tùy hỷ, tùy duyên phát nguyện, bảo trợ phương tiện hoằng pháp này, như là một nhân duyên bố thí pháp, phước đức và công đức, tự lợi và lợi tha, tự độ và độ tha.
Sự đóng góp này dù số tịnh tài bao nhiêu, nhưng với tấm lòng vị tha rộng rãi, thì phước báu sẽ rất lớn, bao la, vô lượng vô biên.
Ví như chỉ với một nhân hạt cam gieo trên mảnh đất từ thiện thì kết quả thu được biết bao nhiêu trái cam ngon ngọt sau này.
Đó chính là phước báo vậy.
Con người tai qua nạn khỏi, chính là nhờ phước báo này, không phải nhờ phép lạ.
Quí vị phát tâm bảo trợ,
hùn phước ấn tống, xin ghi chi phiếu trả cho
PHAT HOC TINH QUANG và gửi về địa chỉ:
Phật-Học Tịnh-Quang 108 - 123 Railroad St. Brampton, ON, L6X-1G9 CANADA
Ngưỡng nguyện thập phương thường trụ Tam Bảo
thùy từ chứng minh công đức này
gia hộ quí vị độc giả cùng bửu quyến thân tâm an lạc,
trí tuệ khai minh và cư trần lạc đạo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Ban Biên-Tập PHTQ.CANADA *

As this is a Dharma text,
please pass it to others.
Thank you for your kindness and co-operation.
No copyright.
This book is for free distribution,
IT IS NOT TO BE SOLD.
Tập san này được phát hành miễn phí.
KHÔNG BÁN.

 TẬP SAN PHTQ SỐ 26 ĐẠI LỄ VU LAN 2014

MỤC LỤC PHTQ SỐ 26

1. Bộ Sách Cư Trần Lạc Đạo
2. Trang Mục Lục
3. Thư Ngỏ của Ban Biên Tập
5. Tu theo Phật phải hội đủ ba yếu tố
6. Thích Thanh Từ - Ba điều căn bản
16. Hãy sống trong hạnh phúc
18. Khởi Nguyên Tư Tưởng Tịnh Độ
24. Suy Nghĩ Về Vô Thường
27. Kinh Cha Mẹ Ân Trọng Khó Báo Đáp
31. Một Việc Nhỏ Thôi
33. Vô Chùa Ăn Trộm
40. Ý Nghĩa Việc Phóng Sanh
42. Vấn đề tang chế & cúng đèn
44. Nhân đám tang nghĩ về sự siêu thoát
47. Tang Lễ Trong Phật Giáo
50. Niệm Phật Pháp Tăng - Chuyện hay & thực tế
51. Chuyện Trong Đời: Ăn chay có phước
52. Hộ Niệm Đám Tang
53. Cầu Cúng Có Được Gì Chăng
57. Thích Nữ Chân Liễu - Bà Lão Cúng Đèn
60. & 61. Chùa Phổ Minh (Canada)
62. Thích Thanh Từ - Thuyết Vô Ngã
72. Thích Chân Tuệ - Tự Lực Mới Thực Là Tu
78. Cái gì vậy con
79. Y Tá Trẻ Bác Sĩ Già
80. Chuyện Trong Đời. Chuyện Trên Trời
81. Bồ Tát Tại Thế Gian & Tiếng còi xe
86. Đạo Phật là Từ Bi và Ttrí Tuệ.
89. Thích Thanh Từ - Giác Ngộ & Giải Thoát
100. Thích Chân Tuệ - Ý Nghĩa Của Cuộc Sống
118. Trang Tri Ân Ban Bảo Trợ PHTQ 26

BBT. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
 EMAIL: cutranlacdao@yahoo.com
***************************************************
 


MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY
Minh Anh

Khi tôi còn là một đứa trẻ, mẹ luôn tất bật chuyện nấu nướng, dọn dẹp, và chuẩn bị chu đáo cho tất cả mọi người. Tối nọ, sau cả ngày lao động vất vả, mẹ đặt đĩa trứng, xúc xích và những miếng bánh mì quá lửa lên trước mặt ba tôi.

Tôi đã chờ đợi xem phản ứng của ba như thế nào, hẳn ông sẽ rất giận dữ. Tuy nhiên, tất cả những việc ông làm là lấy bánh mì bị cháy, quệt bơ mứt, ăn với xúc xích từng miếng một, và mỉm cười với mẹ. Sau đó, ba quay sang hỏi tôi hôm nay đi học thế nào.

Khi tôi đứng dậy vào phòng học bài, tôi nghe tiếng mẹ nói xin lỗi ba vì làm bánh mì cháy. Và tôi sẽ không bao giờ có thể quên điều ba tôi nói: “Em yêu à, anh rất thích những miếng bánh mì cháy”.

Tối hôm đó, ba vào giường hôn lên trán và chúc tôi ngủ ngon. Không kìm nén được, tôi liền hỏi ba rằng: Ba thực sự thích ăn những miếng bánh bị cháy?

Ba ôm tôi vào lòng và nói: Mẹ của con đã phải làm việc rất vất vả cả ngày, và mẹ thực sự mệt, bên cạnh đó chỉ một chút bánh bị cháy không bao giờ có thể làm tổn thương bất kỳ ai. Con biết không, trong cuộc sống, còn có rất nhiều thứ không hoàn hảo, và cả những con người không hoàn hảo. Ba cũng không phải là người tốt nhất, có lúc ba đã quên ngày sinh nhật của mẹ, quên những kỷ niệm giống như bất kỳ ai, nhưng mẹ con chưa bao giờ đòi hỏi hay trách móc gì cả.

Cái mà tôi học được trong nhiều năm qua, chính là biết chấp nhận những lỗi lầm của nhau, và vui mừng với những nét độc đáo của nhau. Chúng ta có thể mở rộng bất kỳ mối quan hệ nào, thực tế, sự thấu hiểu là nền tảng cơ bản cho mọi mối quan hệ bao gồm tình bạn, tình vợ chồng hay cha mẹ - con cái. Đừng đặt chìa khoá hạnh phúc của bạn trong túi người khác, hãy giữ nó cho mình nhé.

VIỆC TANG LỄ TRONG PHẬT GIÁO
Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
 



Kính Thầy,
xin Thầy hướng dẫn và chỉ dạy cho chúng con:
Khi có tang sự, không có Tăng Ni, người nhà có được phép tụng kinh hay không?
Nếu được phép tụng thì bận áo tràng hay đồ tang?
Có người nói là không được phép ngồi trước ban Phật. 
Nhiều nơi cũng như Thầy biết, vì tiền tụng có khi hơi hơi mắc, nên có những ban hộ niệm đi tụng được mời, 
bao luôn từ tụng thất cho đến chôn cất, nhưng không thù lao hay tiền xăng cộ.
Có khi tang chủ không biết nấu đồ chay, ban hộ niệm bao luôn, nhưng không tính tiền. 
Như vậy có đúng hay không? 
Vì cả một tấm lòng thành chúng con đến với người ta, chúng con xem như là người thân của mình trong tiền kiếp, 
chứ không phải lại để cho họ mang ơn, hay khen ngợi.
Con xin được Thầy chỉ dẫn
A Di Đà Phật
Pd Trí Dũng


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính quí ĐH,
VP.PHTQ.CANADA xin giải đáp ngắn gọn các thắc mắc của quí ĐH như sau:

1. Khi gia đình có tang sự, chính các thân nhân tang quyến chân thành tụng kinh cầu nguyện là tốt nhất. Mặc áo tràng màu lam, nâu hay mặc đồ tang cũng đều được cả. Tất cả hình thức bên ngoài đều không quan trọng. Điểm quan trọng là tâm chân thành hướng về mười phương chư Phật, cầu xin gia hộ cho người thân vừa quá vãng và hồi hướng công đức cho khắp pháp giới chúng sanh (mở rộng tâm từ vô biên thì phước báo vô lượng).

2. Không cần mời thỉnh các ông bà thầy cúng đám, tụng đám - dù tại gia hay xuất gia - với giá cả cắt cổ. Các vị này thường hay bày vẽ đủ điều tà pháp, làm ra vẻ linh thiêng huyền bí để làm tiền, làm phiền tang gia. Họ tụng mướn kiểu đó, ê a ngân nga lóc cóc leng cheng lùng tùng lèng xèng như phường hát dạo, chẳng có tâm thành vị tha, chẳng vị chánh pháp, chỉ vì hầu bao, tranh giành cơm gạo, cho nên chẳng có công đức gì, chẳng ích lợi chi. Đón rước mất công, tốn tiền vô ích.

3. Đối với các Ban Hộ Niệm: Nếu quí vị đến giúp tang gia với tấm lòng chân thành, vị tha - bất vị danh lợi, thì quá tốt, đáng tán thán. Tuy nhiên, việc làm của quí Ban Hộ Niệm không thể so sánh với pháp sự của chư vị Tôn đức chân tu thực học. Hơn nữa, không nên phán quyết người này được vãng sanh hay không, bởi phán quyết đó là tà pháp; không nên cùng nhau vỗ tay reo hò vui mừng ngay trên thân xác, chúc tụng rằng người quá cố đã vãng sanh, trông man rợ quá. Có một nhà sư quái đản lập dị bên Đức tuyên bố: «chia vui đám tang, chia buồn đám cưới».

Việc tang chế cần nên tiết giảm tối đa các hình thức nghi lễ rườm rà, tốn kém, chỉ có tác dụng phô trương thân thế, phô trương sự hiếu để giả dối. Việc cần làm thực sự là chí tâm cầu nguyện cho người quá cố được vãng sanh về cõi tịnh độ, cõi thiện lành, qua các thời tụng kinh, niệm Phật, hồi hướng công đức, bố thí cúng dường, làm việc phước thiện, cứu người giúp đời.

Giáo Lý Đạo Phật là phương tiện độ sanh, độ thân nhân của người quá cố được giác ngộ, hiểu rõ luật nhân quả, vô thường qua các nghi thức tang lễ.

Các thân nhân tang quyến và bằng hữu nên giác ngộ chân lý này và phát tâm tìm hiểu chánh pháp, để chuyển hóa đời sống tâm linh, để đạt an lạc hạnh phúc và giải thoát phiền não khổ não ngay trong cuộc sống và giải thoát sanh tử luân hồi. Đây mới chính là cứu cánh của các hình thức nghi lễ trong đạo Phật đúng theo chánh pháp.

Tóm lại, việc tang lễ trong Phật giáo nhằm mục đích chính là an ủi thân nhân và giảng giải chánh pháp. Các tà sư coi tang lễ chính là phương tiện tài chánh cho chùa và bản thân.

Nên giác ngộ sự thật là: nhà sư còn chưa biết khi chết có siêu (vãng sanh) hay không, làm sao cầu siêu cho người khác được, huống là chư Phật tử tại gia như Ban Hộ Niệm.
Nhà sư chân tu thực học cần hướng dẫn cho quần chúng Phật tử giảm thiểu những lễ nghi ma chay tốn kém, dành nhiều thời gian «chuyên tâm nguyện cầu». Nên nhớ:  ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Đó là chân lý.

Một người suốt đời ăn hiền ở lành, tu hành thập thiện, tại gia cũng như tại chùa, khi sống hạnh phúc, ra đi bình an, khỏi cầu cũng siêu. Một người suốt đời thân làm ác, miệng mắng chửi rủa xả thêu dệt nói xấu người khác, ý nghĩ luôn luôn lợi mình hại người, khi sống nhiều kẻ thù người oán, khi chết làm sao bình an được, nói gì chuyện vãng sanh. Chỉ là trò dối gạt người nhẹ dạ, chưa học hiểu giáo lý mà thôi.

Kính mong mọi người an tâm và không còn bận tâm, hay phiền não khổ đau qua các tang sự, qua việc quá coi trọng cái thân xác tứ đại, cái nắm tro tàn hay nấm mộ, mà quên đi phần chính là tâm linh của người quá cố cũng như của những người còn sống trên thế gian. []

BBT. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
Kính thưa Quí Vị,
Khi thân nhân qua đời, đừng phí phạm làm các nghi lễ tôn giáo quá tốn kém, 
người sống nên làm những gì ích lợi cứu người giúp đời
và 
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
cho thân nhân quá vãng
Các Lễ TRAI ĐÀN BẠT ĐỘ TÀ PHÁP thuộc MA GIÁO
trà trộn vào chùa chiền
làm tiền bá tánh.

Hình ảnh các lễ trai đàn bạt độ là tà pháp, tà giáo không phải Phật Giáo
Lợi dụng tâm lý, nhà nào, người nào cũng có thân nhân chết vì đủ mọi lý do,
bọn tà sư làm tiền bất chấp liêm sĩ bất chấp giới luật - miễn là kiếm nhiều tiền trên nước mắt của bá tánh...
(kể cả chủ tịch GH Canada cũng làm Pháp Sư ma giáo loại này hôm nay 3-8-2014, tại Toronto)
Mời xem 
CÔ HỒN MA GIÁO LOẠN CHỐN THIỀN MÔN
Thích Lệ Thanh chẩn tế tại Chùa Pháp Lạc 2014
https://www.youtube.com/watch?v=2-_OgBbhUCA (xem từ phút 20: cô hồn loạn)
Thích Lệ Thanh chẩn tế tại Chùa Phước An part 2
Thích Lệ Thanh chẩn tế tại Chùa Phước An part 1
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


Kính thưa quí thân hữu,
Thân hữu của VP.PHTQ.CANADA gồm có chư Phật tử bốn phương và chư quí vị không phải là Phật tử.Chủ trương của VP.PHTQ.CANADA không phân biệt tôn giáo hay tín ngưỡng, căn bản trên đạo làm người, không làm hại ai qua lời nói, hành động hay tư tưởng - dù là người thân hay kẻ thù. Hoạt động của VP.PHTQ.CANADA y pháp, bất y nhân - xét việc không xét người.

Các hiện tượng tiêu cực của một cá nhân, tổ chức hay tôn giáo chỉ có tính cách địa phương, cục bộ, không làm hại được ai, không bôi nhọ được tổ chức nào hay tôn giáo nào, nay có mai không, hoặc ngược lại, nay chưa có, mai sẽ có, nơi này hoặc nơi khác.

Các bài viết của VP.PHTQ.CANADA được phổ biến, mọi người không phân biệt tín ngưỡng, không phân biệt tôn giáo cùng đọc, ủng hộ và góp phần chuyển tải rộng rãi thêm. Xưa nay, những chuyện tiêu cực trong các tổ chức tôn giáo trên thực tế không phải là không có. Chỉ vì nhiều người theo các tôn giáo, thần tượng quá đáng các vị tu sĩ, coi họ như đại diện thượng đế, đại diện chư Phật, và nhiều người - rất nhiều - tin theo bất cứ điều gì các vị tu sĩ nói ra.

Các vị tu sĩ - kể cả các vị giáo chủ hay lãnh tụ tôn giáo - cũng phải trải qua: 
sanh, già, bệnh, chết. Không ai tránh khỏi.
Các vị tu sĩ vi phạm luật pháp thế gian cũng bị trừng phạt như người thế gian.
Các vị tu sĩ cũng bị bệnh tật, cũng vào nhà thương điều trị. 

Tại sao người thế gian bị bệnh, lại chạy vào chùa đọc thần chú đại bi, đọc thần chú dược sư?
Tai nạn xe cộ, tai nạn súng đạn vẫn không chừa các vị tu sĩ tất cả các tôn giáo - không chừa một ai. Có chăng, các loại tai nạn, các việc bất trắc, bất như ý không đến với những người có phước báo. Vậy thì muốn tránh tai nạn, muốn được tai qua nạn khỏi thì phải tu nhân tích phước, cứu người giúp đời, làm việc phước thiện. Lấy phước báo giảm hiểu nghiệp báo. Ví như lấy tiền tiết kiệm (tích phước) trả bớt nợ xưa (tạo nghiệp). 
Xưa nay, Phật hay Chúa có cứu được tín đồ nào theo lời cầu nguyện đâu?
Tôn giáo nào cũng dạy như thế: Hãy trồng cây tình thương, hái trái ngọt đến cho mọi người. Đó là phước báo vô biên. Chứ đâu phải đem tiền cúng cho các nhà thờ, hay các nhà sư thích đủ thứ, làm giàu, làm bậy là có phước, là lên thiên đàng, là vãng sanh đâu. 

Tổ chức văn nghệ gây quỹ quanh năm, mỗi tháng, để sư xem văn nghệ cúng dường miễn phí, khỏi mang tiếng mê ca hát, sư nhảy lên sân khấu ngâm thơ, ca hát và làm ca sĩ, làm MC. Sư xin tiền xây chùa to cho thỉnh tượng lớn xong, rồi xin tiền xây phòng phương trượng cho sư trụ trì ngự, ngự long sàng. Sư già làm lễ khánh tuế 80 tuổi, 90 tuổi, ngồi chễm chệ trên ngai vàng cao hơn mọi người, bằng gỗ chạm rồng chạm mây. Sư diện y áo, mũ mão gấm thêu loè loẹt, xùng xình, viền xanh đỏ tím vàng, sặc sở không khác kép cải lương. Người người dâng cúng khánh vàng, tuổi con gà thì tặng tượng con gà vàng 24K, nếu lão sư cụ tuổi con voi, con hà mã, con hải cẩu chắc là lão sư cụ giàu to, còn lo chi nữa.

Không lo hoằng pháp, cũng được giàu to, sư nào chẳng khoái, nhiều người nhào vô.
Các vị tu sĩ phán rằng: «điều này Chúa nói, điều này Phật dạy». Các người u mê liền tin răm rắp. Chẳng hạn như bọn người khoác y áo cà sa, gạt gẫm người ta, giả dạng tu sĩ, nói:
«Con người chỉ cần niệm Phật 10 tiếng thì liền được vãng sanh, không phải tu hành, không cần kinh sách! Học giáo lý làm chi, đọc tụng kinh sách, dễ bị xen tạp! Niệm A MI ĐÀ linh thiêng hơn A DI ĐÀ!» 

Chỉ cần cúng tiền cho sư xây chùa rồng phụng như cung điện vua chúa, xây tháp, xây phòng ăn như tòa bạch ốc, đèn đuốc rực rỡ để tổ chức an cư, ngày thường cho mướn, đốt pháo bông pháo hoa, đêm thắp đèn quanh chùa sáng choang như sòng bạc casino. Thiệt là hao phí, hoang phí tiền của bá tánh.

Như vậy, sư phán rằng: «cúng tiền nhiều cầu gì được nấy, thân nhân bảy đời được vãng sanh». Miệng lưỡi nhà sư, thiệt là hết biết!

Kính thư,
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm VP.PHTQ.CANADA
cutranlacdao@yahoo.com



CHỈ LÀ MỘT NẮM TRO
5 ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO PHẬT (HỦ TRO CỐT LÀ CON TIN TRONG CHÙA)
LUẬT NHÂN QUẢ
PHẬT PHÁP TẠI THẾ GIAN
PHẬT GIÁO CÓ MÊ TÍN KHÔNG
PHẬT TÂM PHẬT TƯỚNG (PHTQ 14)
SỐNG HẠNH PHÚC CHẾT BÌNH AN
ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO GIÁC NGỘ
CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN CẦN SUY NGẪM
PHẬT GIÁO CÓ BI QUAN KHÔNG?
HIỂU VỀ Ý NGHĨA HAI CHỮ VÃNG SANH