TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 11 April 2015

*** PHẬT DẠY TRỊ BỊNH MÊ TÍN - CỐT TUỶ CỦA ĐẠO PHẬT

Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

TẾT ẤT MÙI 2015

 
 


VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
Kính mời viếng thăm 
DÂNG SỚ CẦU AN - TIỀN MẤT TẬT MANG
CÚNG SAO GIẢI HẠN - TAI NẠN VẪN TỚI
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

PHẬT DẠY TRỊ BỊNH MÊ TÍN - CỐT TỦY CỦA ĐẠO PHẬT

HT THÍCH THANH TỪ


Lạy Phật nương theo lời Phật dạy, tu học, thực hành trong đời sống hàng ngày, 
cứu người giúp đời,
gieo nhân tốt, tránh tạo nghiệp xấu ác,
thoát khổ được vui
chứ không phải cầu khẩn van xin Phật ban cho điều này điều kia
hay được vãng sinh cõi Phật 
mà chẳng biết lo tu tâm dưỡng tánh khi còn sống trên đời.


Mê tín là một tệ nạn của xã hội, nó tạo dựng những con người yếu hèn, mất tự tin, không sáng suốt. Muốn có một xã hội văn minh lành mạnh chúng ta không thể nào chấp nhận nạn mê tín hoành hành. Huống nữa trong giới Phật Giáo chúng ta đang kế thừa chánh pháp giác ngộ giải thoát của đấng Thế Tôn mà nuôi dưỡng chấp nhận mê tín được sao?

Là con người có ai không mong cầu, không sợ hãi, đã có hai thứ này thì nhất định sẽ rơi vào mê tín dị đoan. Khi chưa gặp việc thì chúng ta chống đối mê tín, nhưng gặp lúc có việc khắc khoải mong cầu, kinh hoàng sợ hãi, chúng ta cũng trở thành mê tín như ai. Dù là người có bằng cấp cao, có kiến thức rộng, nếu trong tâm có mong cầu sợ hãi, họ cũng sẽ rơi vào hố mê tín. Có những người đứng trước quần chúng thì miệt thị chê bai kẻ mê tín, song về nhà gặp lúc gia cảnh rối nùi bà xã vẫn đi bói quẻ xin xăm, hỏi quá khứ vị lai nơi ông đồng bà cốt.

Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sinh mê tín dị đoan. Thế nên bệnh mê tín dị đoan là bệnh bẩm sinh có sẵn nơi mọi con người. Muốn chữa lành bệnh này phải là bậc Thánh y và thần dược mới mong điều trị được.




Quí Thầy xuất gia là dạy Phật tử tại gia tu học thực hành chánh pháp,
sáng suốt, phá bỏ mê tín. Gieo nhân tốt - tránh gieo nhân xấu là khi còn sống.
Còn sống nên biết tu tập - nghe kinh kệ - làm lành lánh ác.
Chết rồi ngàn vị sư tụng kinh cho bài bị hay hũ tro hay nắm xương tàn lợi ích chi?
Đức Phật còn KHÔNG có năng lực này
các nhà sư cô hồn có thể làm được hay sao? 
cầu cho bảy đời thân nhân có tiền cúng trai đàn, vong linh được siêu hay sao?
Trước điện Phật mọi người đều bình đẳng trong nhân quả. 
Nhà sư 
hay bất cứ giáo phẩm của tất cả mọi tôn giáo trên đời này,
bị bệnh cũng phải uống thuốc, bị bắn cũng chết, làm bậy cũng ở tù, như tất cả mọi người
chứ có linh thiêng, quyền năng gì cao siêu đâu?

CẦU AN ĐƯỢC AN, CÓ TIỀN CẦU SIÊU ĐƯỢC SIÊU = PHI CHÁNH PHÁP
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
PHÁP PHẬT DẠY TRỊ BỊNH MÊ TÍN


Phật là bậc Thánh y, pháp của Phật dạy là thần dược, nếu ai tin nơi Phật, dùng thuốc Phật dạy trị mê tín chắc chắn sẽ được lành. Pháp Phật dạy trị bệnh mê tín có hai thứ:

Nhân quả- Nhân quả là sự thật, là lý đương nhiên mà người đời ít ai nghĩ đến. Bởi con người cố mong cầu cái quả mà không cân xứng cái nhân. Hoặc họ ước mơ nhặt được những cái quả ngoài tầm tay của họ. Hoặc họ không có tâm tự tín nên làm việc gì cũng ngờ vực lo âu. Ðó là những lý do khiến họ đâm ra mê tín. 
Nếu mọi người tự biết rõ rằng mọi hậu quả nên hư tốt xấu, thành công thất bại đều do nguyên nhân hay dở đủ thiếu của con người tạo nên. Không có cái quả nào tự trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất bỗng dưng hiện lên, mà đều do trí sáng suốt và sức lao động cần cù của con người tạo ra. Chúng ta cứ tạo nhân tốt thật đầy đủ thì quả tốt nhất định đến.

Ví như chúng ta muốn có quả một cây cam mật, trước chúng ta phải chọn giống từ cam mật, hoặc chiết cành từ cây cam mật. Kế đó, chúng ta phải lựa chỗ đất mầu mỡ ương giống xuống tồi tưới nước bón phân đúng thời đúng lúc, chăm sóc sâu bọ đừng cho phá hại. Sau này chúng ta sẽ thu hoạch được quả cam mật không sai.
Chúng ta khỏi phải mong cầu, khỏi phải trông đợi mà quả sẽ thành tựu viên mãn theo sở nguyện của mình. 

 Cũng thế, mọi sự nên hư thành bại trong đời mình không phải ngẫu nhiên mà đến, không phải từ ai ban cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. 
Không phải chúng ta cầu xin mà nó đến, không phải chúng ta xua đuổi mà nó đi, một khi nhân đã thành thì quả phải chịu
Chúng ta cứ sợ tai ương đổ lên đầu chúng ta, mà lại không sợ những nhân xấu do mình đã gieo từ trước. Chúng ta cầu thần khấn Phật ban bố phúc lành cho chúng ta, mà chúng ta không chịu ban ơn bố đức cho những người chung mình. Những nhân xấu kết hợp thành quả xấu, những nhân tốt tụ hội thành quả tốt. Cầu mong quả tốt mà không chịu gieo nhân tốt, sợ hãi quả xấu mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu mong sợ hãi ấy chỉ là việc không đâu. Chi bằng chúng ta ngày cứ tạo nhân lành, tránh nhân dữ, chả cầu mong sợ hãi chi hết.

Song nhân quả không phải đơn thuần mà đa dạng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở đời hiện tại mà lại gián tiếp của nhiều đời. Biết rõ nhân quả tự mình gây tạo, chúng ta can đảm nhận những quả khổ mà không chút sợ hãi buồn phiền. Mình làm chủ tạo nhân, chính mình làm chủ thọ quả, còn cầu xin cái gì, cần hỏi han ai nữa. Chỉ mình sáng suốt khi tạo nhân, cần cù nuôi dưỡng bảo vệ cho nhân tăng trưởng, thì quả chín mọng sẽ đến tay mình một cách dễ dàng. 
Chúng ta tin chắc lý nhân quả như thế, mọi mê tín sẽ tan theo mây khói. Ðấy là quyền con người sẽ nằm trọn trong bàn tay cuả chúng ta.



Mê tín nghe theo lòng ích kỷ là tạo nghiệp ác,
lấy sđau khổ của chúng sinh làm hạnh phúc cho riêng mình.
Mua chim phóng sinh là phi chánh pháp, là nghiệp ác sát sinh, do lòng cầu phước ích kỷ.

Ba cửa giải thoát (Tam giải thoát môn) - ba cửa này là Không, Vô Tướng, Vô nguyện (vô tác). Ðây là người tu được trí tuệ thâm hậu thấy suốt con người và ngoại cảnh đúng như thật. Không là từ con người cho đến muôn vật đều do nhân duyên kết hợp thành không có chủ thể nhất định. Bởi căn cứ trên lý nhân duyên, thấy vạn vật không có chủ thể nên nói là "Không". Từ một cái nhà cho đến cái bàn, cái ghế, cây bút chì ... tìm thử cái gì là chủ thể của nó. Nếu có chủ thể thì không đợi duyên hợp, đợi duyên hợp mới có thì nhất định không có chủ thể.

Ðến con người chúng ta thử tìm xem cái gì là chủ thể của thân này? Như Phật dạy thân này do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành, thiếu một trong bốn thứ thì thân phải hoại. Ðã là bốn thứ thì thứ nào là chủ ? Có một thứ làm chủ thì thiếu một thứ khác tại sao nó không còn ? Bốn thứ này lại thù địch chống đối nhau, đem bốn đứa thù nhốt chung một chỗ thì có an ổn không ? Chúng ta có bổn phận phải nuôi dưỡng điều hòa bốn kẻ thù này bằng cách chọn những thức ăn uống nào để quân bình chúng. Về tinh thần cũng thế, nội tâm chúng ta có mặt tốt xấu thiện ác đủ thứ, thử hỏi cái nào là chủ.



Cho nên nói là đời sống của ta, mà thực sự cái gì là ta? Cái ta chỉ là tưởng tượng chớ không có thực thể. Từ lãnh vực không có thực thể nhìn sang lãnh vực "vô tướng" thực hợp lý vô cùng. Bởi vì vạn vật không có thực thể nên không có tướng thật (vô tướng) của nó. Cái mà chúng ta trông thấy, sờ mó được chỉ là giả tướng của duyên hợp mà thôi. Người, vật chỉ là tướng hư giả. Ðã là hư giả chúng ta có mong cầu để được, sợ hãi khi mất hay không? Thế là tiến đến "vô nguyện".

Bởi thấy thân hư dối, mọi vật hư dối, chúng ta không còn tham sống sợ chết, không còn ham mê vàng ngọc. Ðã thấy trên thế gian này không có cái gì đáng mong cầu, đáng sợ hãi, thì còn gì phải khấn nguyền, phải van xin, phải thưa hỏi các vị thánh thần. Dùng trí tuệ này dẹp tan mê tín, như chế nước sôi trên băng. Ba cửa giải thoát này là đỉnh cao trí tuệ, thấy tận cùng bản chất con người (ngã) và vạn vật (pháp). Chính do thấy rõ bản chất hư dối của chúng, nên gỡ bỏ mọi mê lầm cố chấp, mọi tham lam trói buộc, được tự tại an vui, gọi là giải thoát. 



Tóm lại, mê tín là một tệ nạn của xã hội, nó tạo dựng những con người yếu hèn, mất tự tin, không sáng suốt. Muốn có một xã hội văn minh lành mạnh chúng ta không thể nào chấp nhận nạn mê tín hoành hành. Huống nữa trong giới Phật Giáo chúng ta đang kế thừa chánh pháp giác ngộ giải thoát của đấng Thế Tôn mà nuôi dưỡng chấp nhận mê tín được sao? Thế mà có nhiều Tăng sĩ trụ trì, khi nghe Phật tử than làm ăn sa sút, liền bảo đến chùa thầy cầu nguyện cho; nghe con cháu Phật tử sắp thi cử, bảo ghi tên để thầy cầu nguyện cho; nghe Phật tử than gia đình xảy ra tai nạn, bảo đến chùa thầy cúng sao cúng hạn cho ... Ôi thôi vô số chuyện, cái gì thầy cũng lãnh hết, lo hết và bao thầu hết.



Ðó là chúng ta đang truyền đăng tục diệm hay chúng ta dụi tắt ngọn đuốc chánh pháp của đức Như Lai?

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
DÂNG SỚ CẦU AN - TIỀN MẤT TẬT MANG
CÚNG SAO GIẢI HẠN - TAI NẠN VẪN TỚI

MA GIÁO TRUNG HOA xâm nhập CHÙA CHIỀN VIỆT NAM
Các hình ảnh mê tín phi chánh pháp
đang pha trộn trong sinh hoạt chùa chiền khắp nơi trong và ngoài nước:
Lễ Trai Đàn Bạt Độ cầu siêu độ cho vong linh
có giá rõ ràng:
GOLD: 1,000 ĐÔ CANADA
SILVER: 500 ĐÔ CANADA
tại chùa Mississauga, Canada tháng 7 năm 2015

 Các tà sư cô hồn che tượng Phật bằng bình phong con cọp với chữ tàu 
để giở trò gạt gẫm bá tánh.
Không kinh sách nào của Phật Giáo cho phép các lễ hội phi chánh pháp này.
PHẬT DẠY PHÁP TRỊ MÊ TÍN
Các tà sư cô hồn này đang lợi dụng cửa thiền 
để truyền bá mê tín dị đoan

Kính thưa quí vị,
Người đời thường muốn lưu giữ những kỷ niệm của người thân đã quá vãng.
Những lễ giỗ kỵ, những hũ tro cốt, những nấm mồ thường được quan tâm đặc biệt.
Thời gian trôi qua, những sự quan tâm này cũng phai dần, cho đến khi không còn nữa.
Thực ra, con người nên thức tỉnh khi thấy một người quen biết hay không quen biết chết.
Nhất là khi trong gia đình có người thân qua đời, con người nên thức tỉnh rằng:
nhứt định có ngày nào đó chính mình cũng sẽ chết.
Không có ai tồn tại vĩnh viễn trên thế gian này,
dù là vua chúa hay thường dân, thánh nhân hay phàm nhân,
dù là các vị giáo chủ các tôn giáo hay chức sắc, giáo phẩm cao cấp đến bực nào.
Thêm nữa, khi có người chết đi, những người còn lại tiếc thương cầu mong, cầu nguyện cho người ra đi được về cõi lành (niết bàn hay thiên đàng).
Đó chỉ là niềm tin theo tôn giáo - không có thực.  Tại sao?
Cầu mong hay cầu nguyện chẳng lợi ích gì - khi người chết đã tạo bao nhiêu nghiệp bất thiện, nghiệp ác khi còn sanh tiền.
Các thầy chùa các ông cha cũng đọa lạc như bao nhiêu người khác - nếu tạo nghiệp ác khi mang áo nhà tu mà không phải chân tu. Nghĩa là quí vị đó chuyên gạt gẫm người đời qua các hình thức cúng kiến, cầu nguyện cho bảy đời cha mẹ người ta. Một đời còn chưa chắc được huống là nhiều đời. 
Tóm lại, con người nên thức tỉnh khi thấy tang sự hay có tang sự. Con người nên lập tức thức tỉnh, lo tu tâm dưỡng tánh. Ngưng các việc bất thiện, việc ác đã hay đang tạo qua thân, khẩu, ý. Nên làm các việc thiện, cứu người giúp đời. Tùy theo tôn giáo mình đang theo, tìm hiểu và thực hành giáo lý, thành tâm hướng đến chân thiện mỹ. 
Tất cả những hình thức hay nghi lễ tôn giáo là do người đời đặt ra, rồi người khác lợi dụng, chẳng có giá trị gì cả. Đừng quá bận tâm hay khổ tâm vì những chuyện vô ích đó. Con người phải tự lực tu sửa thân tâm cho được nhẹ nhàng, khinh an. Tâm phải sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh. Được vậy, con người sống hạnh phúc, chết bình an.
KHÔNG CẦN CẦU NGUYỆN cũng siêu thoát.
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
VP.PHTQ.CANADA (cutranlacdao@yahoo.com)
 

Hũ tro cốt là con tin trong các chùa:

Câu hỏi: 

Hiện nay, một số người giàu, có nhiều tiền, muốn báo hiếu cho thân nhân của mình, nên đến các chùa có diện tích đất rộng, bỏ tiền ra mua một miếng đất để xây một cái mồ, rồi đưa xác thân nhân về chôn cất ở đó, hoặc gửi tro vào tháp hài cốt trong chùa. Nhà chùa gặp cơ may này làm giàu, tính giá rất cao cho những người cần nhà chùa làm lễ cầu siêu độ cho các vong linh. Các người này họ rất hoan hỷ được đưa thân nhân về chùa “nằm trong đất chùa, được nghe kinh, được theo Phật”.

Kính thưa Thầy, ý nghĩa của việc làm nầy thật sự là thế nào đối với người quá vãng, với thân nhân của họ và đối với nhà chùa? Chúng con xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Câu trả lời:
 Đó chỉ là tín ngưỡng trong dân gian, cho rằng người chết được chôn trong đất chùa hoặc gửi nắm tro tàn trong tháp hài cốt thì hằng ngày linh hồn sẽ được nghe kinh, nhờ đó được siêu thoát lên cõi Cực Lạc, Thiên Đàng. Khi còn sống con người theo tổn hữu ác đảng, tạo bao ác nghiệp. Lúc chết thì linh hồn người đó chịu theo Phật hay sao? Nếu con người thực sự muốn báo hiếu, trước hết nên tự mình tu tâm dưỡng tánh, sau đó nên lo lắng, chăm sóc, hướng dẫn việc tu hành cho cha mẹ, khi còn hiện diện trên trần gian này. Khi cha mẹ qua đời thì nên đem tài sản của cha mẹ bố thí, cứu người giúp đời và hồi hướng công đức và phước đức cho cha mẹ.
Do lòng thương yêu và sự hiếu hạnh - nhưng không học hiểu chánh pháp - khiến cho con người không còn sáng suốt, theo tà pháp, nên nghe quí thầy, quí cô trong chùa, bảo sao làm vậy chứ không có suy nghĩ chín chắn. Quí thầy quí cô này cũng ngu dốt, u mê, đời trước bảo sao, đời sau làm vậy, chẳng rõ chánh tà khác nhau ra sao. Các tăng ni không học hành dẫn dắt theo bao nhiêu người khác đọa lạc - tai hại vô cùng là chỗ này. Đầu tàu lạc đường, hay trật đường rầy, cả đoàn tàu không đến được mục tiêu mong muốn. Bởi vậy bọn trọc đầu đọa lạc dưới địa ngục nhiều hơn người có tóc, chính là nghĩa đó vậy.

Sự tin tưởng thiếu thực tế, không trí tuệ của một số người đã làm giàu cho các chùa và biến các chùa thành một nơi sinh hoạt mê tín chứ không còn là nơi chốn tu hành của tăng ni và cư sĩ nữa. Chùa nào hiện giờ cũng xây tháp hài cốt, khi có thân nhân chết, người ta đem thiêu xác, gửi vào chùa. Khi gửi nắm tro tàn như vậy thì phải tốn bao nhiêu tiền đóng vào và còn phải cúng dường tiền cho chùa rất nhiều hằng năm. Nếu thân nhân không cúng dường tiền thì hũ hài cốt ấy sẽ bị dẹp vào chỗ khuất lấp. Còn ai cúng dường tiền nhiều thì hũ hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp. Nhiều chùa hiện giờ lấy hài cốt làm con tin, để làm tiền người thân một cách phi nhân nghĩa, thiếu đạo đức. Tháp hài cốt là núi tiền, các lễ trai đàn bạt độ mê tín là những mẫu ruộng mầu mỡ xài hoài không hết. 
Có nhiều thầy chùa cạo tóc có tiếng là đi tu, nhưng không học hiểu chánh pháp, không rành giáo lý, chỉ lo mua bằng thượng tọa, trèo lên hòa thượng, học tổ chức các lễ trai đàn bạt độ, các lễ vớt vong trên sông trên biển như vớt bèo, các lễ phóng sanh nhưng hại vật, các lễ rải tro trên sông cho người chết được giải thoát. Các loại lễ cúng này hét ra bạc, khạc ra vàng. Thiệt là các trò gạt gẫm của bọn giặc thầy chùa.
Ví dụ: Nhà chùa muốn làm một việc gì thì nhắm vào gia đình của những người, có gửi hài cốt, hoặc chôn cất người thân trong đất chùa. Họ kêu gọi những người nầy đóng góp làm từ thiện, hoặc xây cất chùa, hay bất cứ việc gì trong chùa cần. Nghe kinh được siêu thoát về Cực lạc, Thiên đàng đâu không thấy, mà chỉ thấy những người còn sống phải gánh một gánh nặng của tôn giáo mê tín.  Cho nên chùa nào có đất rộng làm nghĩa địa hoặc xây tháp hài cốt là chùa đó giàu to, giàu không mất sức lao động chút nào cả. 


HIỆN TƯNG MÊ TÍN TONG CÁC TÔN GIÁO. TU MÀ KHÔNG HỌC LÀ TU MÙ.

Cốt Tủy Của Đạo Phật
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ


From: Pham Thi Le Hang 
KÍNH THẦY

Con không thấy hồi âm của Thầy, chắc Thầy bận việc?

Con đã đọc vài bài viết trên trang nhà Phật của Thầy rồi ạ.

Con muốn được nhìn thấy kiếp trước của con thì phải làm thế nào? và làm thế nào để được nhìn thấy nhiều điều hơn nữa mà mắt thường không thể nhìn thấy được ạ? Vì con có quen 1 Phật tử ở Từ Liêm còn trẻ mà đã làm được điều ấy qua áp dụng pháp môn Mật Tông, con đang đọc đến bài của Thầy là Mật Tạng Phật Giáo Việt Nam, con muốn được như vậy thì phải làm như thế nào ạ? Cái bàn phím của con hay nhảy chữ quá, mặc dù con muốn viết thư dài cho Thầy, con đành ghi vài lời đến Thầy. Kính mong Thầy chỉ giúp cho con để con có thể chữa bệnh, hay chữa tâm linh cho Mẹ con và con gái của con ạ!
Mong hồi âm của Thầy!

Con, Lệ Hằng, pháp danh Phương Hòa




Mô Phật

Kính ĐH Lệ Hằng,
Thầy rất bận việc, dĩ nhiên, nhưng Thầy không quên hồi âm cho Lệ Hằng đâu.

Giáo lý đạo Phật giúp con người tu tập để giảm bớt phiền não khổ đau trong cuộc đời.
Chẳng hạn như Đức Phật dạy: bớt lòng tham, bớt ham muốn vật chất, thì đời bớt khổ, bởi vì bớt bon chen, không giành giật.
Đức Phật dạy: bớt lòng sân hận, bớt hờn dỗi khi gặp sự bất trắc, không được sự như ý, hay khi không gặp người dễ thương, hoặc gặp rồi nhưng thương không dễ, thì con người sẽ ăn ngon và ngủ yên, và đời sẽ bớt khổ.
Đức Phật dạy: bớt lòng si mê, đừng tin những chuyện huyễn hoặc, huyền bí, linh thiêng nào cả, cũng đừng mong cầu thấy phép lạ, được phép lạ.Tại sao?

- Bởi vì đức Phật, đức Chúa hay bất cứ vị giáo chủ nào cũng chết.

Có vị nào sống đến ngày nay hay sống vĩnh viễn đâu?

Các vị giáo chủ hiện đời cũng sợ chết như ai, cũng bị lôi cổ té trong thánh đường lúc đang ban phép, ra ngoài công chúng cũng phải đi xe chống đạn.

Những chuyện phép lạ, hiển linh, huyền bí, thấy kiếp trước, biết kiếp sau, tiên đoán năm này năm kia tận thế, niệm A Di Đà Phật để cứu trái đất khỏi tan nát,
A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật mới linh thiêng, chữa người chết sống lại, rờ mắt người mù thành người mắt sáng, rờ chân người bại liệt thành lực sĩ chạy đua, rờ miệng người câm thành người chửi lộn số một, biến nước lã thành rượu ngọt, biến khúc cây thành bánh mì ngon. Hình chụp thánh giá hiện ra trên sông biển, hình Phật bà hiện ra trên mây, hình đức Mẹ hiện trên vách tường tiệm cà phê ế khách, bức tranh thánh chảy máu mắt, chảy máu dầu olive, tượng đức Mẹ hay tượng Phật bà biết khóc.


Ánh sáng mạnđàla hay hoa mạnthùsa, hiện trên nóc chùa, trên tượng Phật ngọc 4 triệu đô la, hoa vô ưu nở trên tượng Phật đá, trên chuông đồng, trên khúc gỗ, trên cửa sổ, hóa thân Phật Quán Âm hay Phật Di Đà chỉ tái sanh ở Tây Tạng, Bồ Tát Văn Thù hay Bồ Tát Phổ Hiền chỉ hiện ra bên Trung Hoa, hành hương qua Ấn độ mới gặp Phật đá, mới tu đắc quả, mới thành Phật tượng. Các mánh lới quảng cáo du lịch qua tôn giáo như vậy thiệt là hiệu quả vô cùng. Tại sao?

- Bởi vì toàn là những chuyện mê tín, huyễn hoặc, tào lao quá mức, do các vị tu sĩ chức sắc, thuộc giáo phẩm cao cấp, hay hàng lãnh đạo các giáo hội tôn giáo phịa ra, vì lợi danh, với mục đích lôi kéo tín đồ, gạt gẫm những người nhẹ dạ, những người còn sống trong vô minh (tham sân si), những người còn ham cầu nguyện cho mình, cho gia đình mình, cho đạo mình, ham vãng sanh cực lạc chỉ cần niệm Phật mười tiếng, chẳng cần biết đức Phật dạy những gì, chẳng cần học kinh điển, cho là xen tạp mất linh nghiệm, mà thôi. Than ôi!
Tuy nhiên, đạo Phật có dạy điều tối thượng mà các tôn giáo khác không có chỉ dạy.

ĐH. Lệ Hằng có muốn biết chăng? - Đạo Phật có dạy rằng:

1. Con người có 2 phần (ngũ uẩn): 
Ngoài xác thân tứ đại phàm tục (sắc), còn có phần tâm linh (thọ, tưởng, hành, thức).

Phần xác thân (tứ đại) khi hết phước (tận số) thì chết đi, đem chôn, hay thiêu - không ai đem xác thối lên trời! Con người không cần bận tâm đến cái xác chết, của mình hay của thân nhân, không nên phiền não với mấy cái hủ tro từ nhà quàn - chưa chắc là tro thiệt từ thân xác của thân nhân quá vãng. Quan trọng mấy cái vật chất đó, chỉ làm khổ người thân còn sống, phải đem xác chôn chỗ này, đem tro rãi chỗ kia. 

Đó chảng qua do tập quán, tín ngưỡng lâu đời của thế gian, và cũng chính do bản ngã (EGO) của của con người, làm khổ con người mà thôi. Cho nên, đạo Phật chủ trương “Vô Ngã, Vị Tha”. Thầy sẽ giải thích thêm khi đủ thiện duyên qua đề tài: Ngũ Táng (Địa táng, Điểu Táng, Hỏa Táng, Thủy Táng, và Thạch Táng). Tốt nhất là hiến xác cho khoa học sau khi chết, hợp tình hợp lý, hợp tâm nguyện vô ngã vị tha, có lợi ích đôi phần. Người chết thực hành hạnh bố thí (nội tài). Người sống hưởng thành quả khoa học, thuốc men, giải phẩu qua ngành y dược. Đừng nghe mấy vị sư Tàu (tào lao) tuyên truyền tâm ích kỷ rằng, hiến xác thì không được vãng sanh? Kinh điển nào dạy như vậy, ngoài mấy vị sư tào lao hiện nay?                    
  2. Tâm Linh lại có 2 phần: thật và giả.

2.1. Phần tâm giả là tâm tham lam, giận dữ, ngu si, mà con người thường sống hàng ngày.

Phần tâm giả này khi có khi không, khi sanh khi diệt, khi khởi lên khi biến mất. Cho nên con người thay đổi tâm tính thường xuyên (vô thường) khi đắc thế khi thất bại (lợi/suy), khi thương khi ghét, khi thích khi chê, khi tán dương khi chửi bới (xưng/ cơ hay hủy/ dự), khi vui khi buồn (khổ/lạc).

Phần tâm giả (vọng tâm) này lẫy lừng, mạnh mẽ vô cùng, chính là động cơ (nghiệp lực) dẫn dắt con người sống đời khổ đau, luân hồi kiếp này đến kiếp sau, và muôn kiếp sau nữa.


2.2. Bởi thế cho nên, cốt tủy của đạo Phật là phải tìm cho ra (giác ngộ) phần tâm thật (chân tâm). Những hình thức cúng kiến, cầu an cầu siêu, các nghi lễ rườm rà trai đàn bạt độ, trong khắp các chùa, chỉ là hình thức của một tôn giáo để mọi người tìm đến, cần thiết nhưng không thật, giả đó. Tham dự xong rồi, con người thông minh phải phát tâm học đạo như ĐH Lệ Hằng hiện nay.
Khi tâm con người không còn vọng động, không còn lăng xăng lộn xộn, không còn mong điều này, không còn muốn điều kia, thì chân tâm (tâm thật) hiển lộ. Khi chân tâm hiển lộ, đời sống con người bớt phiền não khổ đau. Cũng ví như mặt biển sóng to khi có gió lớn (tâm con người giận dữ khi gặp chuyện bất như ý) nhưng khi hết sóng to gió lớn, thì mặt biển trở nên thanh bình, phẳng lặng, có thể trông xa, thấy rộng bốn phương, đến tận chân trời góc biển.


Các tôn tượng của chư Phật đều có con mắt thứ ba, nằm giữa 2 con mắt thường, thường tượng trưng bằng chấm đỏ, hay viên ngọc quí. Con mắt thứ ba này gọi là con mắt thông minh trí tuệ (tuệ nhãn). Tuệ nhãn chỉ có được khi tâm con người không còn vọng động, không còn những chuyện tham sân si, không còn loạn động với cảnh trần hàng ngày, duy nhất, tâm chỉ còn trạng thái phẳng lặng, tịch tịnh, gọi là nhất tâm bất động, hay nhất tâm bất loạn. Tùy theo tâm con người dẹp được, bớt được bao nhiêu tham sân si vọng tâm, thì trí sáng chân tâm (hay tuệ nhãn) hiển lộ bấy nhiêu. Ví như mây đen (vọng tâm, phiền não) tan biến bao nhiêu, thì mặt trời (tuệ nhãn hay chân tâm) hiển lộ ánh sáng bấy nhiêu. Tất cả đều do công phu tu tập của mỗi cá nhân, theo từng thời gian ngắn hay dài, mau hay lâu.

Cho đến khi vọng tâm hoàn toàn biến mất, chân tâm hoàn toàn hiển lộ, thì con người hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, không còn sanh tử luân hồi, gọi là đắc đạo. Đây chính là cốt tủy của đạo Phật.



Muốn thành công, đạt được mục tiêu nầy (đáo bỉ ngạn) con người phải nổ lực hàng ngày, không phải dễ dàng trong vài tháng, hay vài năm, nhưng cũng không phải không ai đạt được đâu. Trong lịch sử các nước, nhiều vị chân tu thực học đạt được cảnh giới này, không phân biệt tại gia hay xuất gia, không cần phải tu ở trong chùa, không phải là đệ tử của vị nầy hay của môn phái nọ. Nhưng các vị không ai nói ra, các vị chỉ tu hành và dẫn dắt người hữu duyên tu hành. Người nào nói rằng họ đạt được như vậy, như vậy, nhờ pháp này hay pháp kia, toàn là những người muốn tự tôn làm lãnh tụ, muốn tự đánh bóng để được tôn sùng, gạt gẫm mọi người, không ngoài mục đích danh và lợi mà thôi. Những chuyện vu vơ khác, xin miễn bàn để khỏi bị loạn tâm trong thế giới đảo điên xưa nay.
Thầy mong rằng những điều giải thích trên đây giúp cho ĐH Lệ Hằng hiểu được chánh pháp và Thầy mong ĐH Lệ Hằng đọc phần sau đây về ý nghĩa của sự cầu nguyện, rất bổ ích, để suy nghiệm thêm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật.
Kính thư,
VP.PHTQ.CANADA

TU TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ

Có người tuyên truyền rằng các sư ngoại quốc, đọc thần chú rất linh thiêng, có thể giúp mình rửa sạch nghiệp, có thể giúp trị bệnh ung thư, dù ở bất cứ thời kỳ nào, nên rước thỉnh về nhà để bát cúng dường. Lại có người quảng cáo là có thể truyền nhân điện chữa lành bệnh ung thư mà bác sĩ từ chối, nhờ hào quang của Phật. Các chuyện này có thật không, có đúng giáo lý đạo Phật không, hay chỉ là mê tín dị đoan, lường gạt?

Đức Phật có dạy:

Dù cho lên non

xuống biển vào hang

nghiệp báo đã mang


không ai tránh được.
Con người thường thích chuyện linh thiêng huyền bí, nhất là những chuyện giúp mình chạy tội, tránh quả báo xấu của nghiệp nhân xấu đã gây nên, đã tạo ra trong đời. Nếu các chuyện này có thật, các sư ngoại quốc đó có thần lực ghê gớm, đâu có phải sống kiếp lưu vong, lang thang kiếm sống kiểu phi Phật pháp như thế đó!


Phật pháp là phương thuốc mầu nhiệm chữa trị tâm bệnh, chứ không chữa trị thân bệnh. Khi có thân bệnh, con người cần đến thuốc men, tây y hoặc đông y, cần đến bệnh viện, dưỡng đường để được bác sĩ, y tá, chuyên viên y tế chăm sóc. Khi có tâm bệnh, phiền não khổ đau, các bác sĩ đông hay tây y cũng phải tìm đến Phật pháp để chuyển hóa phiền não thành bồ đề, chuyển hóa khổ đau thành an lạc hạnh phúc.

Khi tâm được bình yên, cuộc sống thoải mái, sức khỏe có thể tăng thêm, các bệnh có thể sớm chữa khỏi. Khi hết trần duyên, con người đã trải qua sanh, già, bệnh, thì ai cũng phải chết. Không thấu hiểu luật vô thường, mong kéo dài mạng sống khi không thể, con người dễ bị những tà sư, ma giáo lường gạt, tiền mất tật mang.


Tóm lại, trong cuộc sống, chúng ta cố gắng tu tâm dưỡng tánh, sống hạnh phúc, chết bình an. Thế thôi!
- Thường ngày, khi nói năng, nên cẩn trọng lời nói và cách nói, tránh làm người khác tổn thương danh dự, va chạm tự ái cá nhân, không nên làm người nghe khó chịu, dễ sanh giận hờn, dễ gây oán thù.  Như vậy gọi là tu đó.
- Bình thường, người đời nói năng với cấp trên, bề trên, khá cẩn thận và lễ độ. Nhưng với người dưới quyền, người đời thường hay cao giọng, lên giọng kẻ cả, không giữ gìn lời nói, không để ý cảm giác của người nghe, cho nên ít người ưa thích cấp trên, thường tìm cách xa lánh, chỉ có kẻ dua nịnh đến gần. 
Nếu mình có trách nhiệm, trong đời hay trong đạo, mà giữ được sự hòa nhã, tương kính, trong lời nói và cách nói, thì tất được người chung quanh cảm mến, thân cận, ưa thích gần gũi. Như vậy gọi là tu đó. ■


Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
108 - 123 Railroad St.,
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
Từ người lớn tuổi cho đến trẻ con, chỉ là công cụ cho những lễ hội mê tín.
*******************

SỐNG HẠNH PHÚC CHẾT BÌNH AN
LOẠN ĐẦU NĂM MUA SỰ PHIỀN NÃO
SỐNG SAO LỢI MÌNH LỢI NGƯỜI
LÀM SAO TU THEO ĐỨC PHẬT
ÂN OÁN CÕI ĐỜI
CHUỖI NGỌC TRÂN BẢO PHÁP THÍ
SUỐI NGUỒN BÌNH ĐẲNG TÁNH