TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Tuesday 11 August 2015

***THƯ NGỎ VÀ MỤC LỤC PHTQ SỐ 29



Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


THƯ NGỎ VÀ MỤC LỤC PHTQ SỐ 29




Kính thưa Quí vị độc giả,

Chư Tôn Đức Ban Biên Tập PHTQ.CANADA trân trọng cảm niệm công đức và phước đức của Quí vị phát tâm bảo trợ và giới thiệu tập san.
Từ nhiều năm qua, những người theo đạo Phật cứ đặt hết tin tưởng nơi chùa chiền. Quí sư nói sao nghe vậy, tin vậy. Quí sư xuất gia vô chùa tu, người tu trước nói sao, người vô sau tin như vậy. Cho nên đừng tưởng cứ trọc là tu, đừng tưởng chùa là chánh pháp. Thế gian xưa nay hiếm có chùa hoằng dương chánh pháp, càng hiếm có bậc chân tu.
Người đi đến chùa thường không học hiểu giáo lý, nghĩ rằng việc đó là bổn phận của người tu trong chùa học kinh điển rồi giảng sao, người đi chùa tin như vậy.
Cái tai hại vô cùng là người tu trong các chùa thường lười biếng, chẳng ai chịu học, chỉ tập chuông mõ để làm pháp sự, thường là đi tụng đám ma để kiếm sống. Chùa chỉ chăm lo cho người chết, không chú tâm giảng giải lời Phật dạy, không thiết tha việc hoằng dương chánh pháp.

Cái phước lớn nhất của người tu theo Phật là gặp được bậc minh sư. Vị chân tu là bậc minh sư hướng dẫn đúng chánh pháp. Người tu theo Phật với bậc minh sư hiểu rằng tất cả các hình thức cúng kiến trong chùa chỉ là phương tiện, giống như vỏ bọc ngoài của trái cây.  Người thực tâm tu theo Phật phải cố tìm hiểu cốt tủy của đạo Phật, cũng như người muốn ăn trái cây phải lột bỏ các lớp vỏ bên ngoài. Có những loại trái cây lớp vỏ bên ngoài rất khó lột như trái dừa hay trái sầu riêng. Do đó, người tu theo Phật phải quyết tâm mạnh mẽ mới ngộ được chánh pháp.
Người muốn tu theo Phật phải buông bỏ tâm cố chấp cho rằng: tất cả nhà sư đều hiểu chánh pháp, tất cả các chùa đều hoằng dương chánh pháp, tất cả các nghi lễ cúng kiến đều là chánh pháp, tất cả các pháp môn tu đều là chánh pháp, tất cả kinh điển hiện hành đều là chánh pháp. []
VP.PHTQ.CANADA


 
MỤC LỤC

1. Bộ Sách Cư Trần Lạc Đạo
2. Trang Mục Lục
3. Thư Ngỏ của Ban Biên Tập PHTQ
5.  Tu theo Phật
6. Thích-Thanh-Từ Chữ Tức trong đạo Phật
15. Thiền là thân và tâm ở cùng nhau
16. Thích-Chân-Tuệ Bất Tùy Phân Biệt
28. Lời Hay Ý Đẹp & Nhóm Người Già
31. Tình Nghĩa Vợ Chồng
35. Con đường dẫn đến sự giải thoát
36. Đừng nghe những gì thầy chùa nói
40. Diễm Hương Cúng Giải Oan thiệt giả
45. Đâu là nơi tu học chân thật
47. TN. Chân Liễu Van Lạy và Cầu Xin
49. Biết Buông Bỏ - Tiếng Còi  Xe
50. Chuyện Trong Chùa Cúng Giỗ
51. Bảy điều cần học suốt đời
53. Lực Bất Tòng Tâm
56. Người phát tâm tu theo Phật
57. Một bữa ăn
58. Người biết nhớ ơn
59. Phải lột bỏ tất cả các lớp vỏ
60. Chánh Pháp hay Tà Pháp
61. Cầu An Cầu Siêu thật hay giả
62. Thích Nữ Chân Liễu Vì Con Mẹ Có Được Hạnh Phúc
65. Con đường của đạo Phật
70. Thích-Thanh-Từ Sáng việc lớn
81. Thích-Chân-Tuệ Tiền Làm Động Tâm
83. TN.Chân Liễu Hoa Hồng Mùa Vu Lan
88. Diễm Hương Vu Lan nói về Tình Mẹ
93. Thích-Chân-Tuệ Bát Phong
118.119.120 Trang Tri Ân BBT PHTQ.29


 7 ĐIỀU CẦN HỌC SUỐT ĐỜI


     Thứ nhất, "Học nhận lỗi".
     Con người thường không chịu nhận lỗi
lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho
người khác,  cho rằng bản thân mình  mới
đúng, thật ra không biết nhận lỗi  chính  là
một lỗi lầm lớn.

     Thứ hai, "Học nhu hòa".
     Răng  người  ta rất  cứng, lưỡi người ta
rất mềm,  đi hết cuộc đời  răng người ta lại
rụng hết, nhưng lưỡi vẫn còn nguyên, cho
nên cần phải học mềm mõng,  nhu hòa thì
đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.

     Giữ tâm nhu hòa  là  một  tiếng  bộ  lớn.

     Thứ ba, "Học nhẫn nhục".
     Thế gian này  nếu nhẫn  được một  chút
thì sống yên bễ lặng,  lùi lại một bước biển 
rộng trời cao.Nhẫn chính là biết xử sự,biết 
hóa giải,  dùng  trí tuệ và năng lực làm cho  
chuyện lớn  hóa  thành  nhỏ,  chuyện  nhỏ 
thành không. 

     Thứ tư, "Học thấu hiểu".
     Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nẩy sinh những
thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên
thấu hiểu nên thông cảm lẫn nhau, để giúp
đỡ  lẫn nhau,  không  thông  cảm  lẩn  nhau
làm sao có thể hòa bình được?

     Thứ năm, "Học buông bỏ".
     Cuộc đời như chiếc vali, lúc cần thì xách
lên,  không cần dùng  nữa thì đặt xuống, thì
lại không đặt xuống, gióng như kéo một  túi
hành  lý  nặng  nề  không tự tại chút nào cả.
Năm tháng  cuộc  đời  có  hạn, nhận lỗi, tôn
trọng bao dung, mới làm cho người ta chấp
nhận mình,biêt buông bỏ thì mới tự tại được!

     Thứ sáu, "Học cảm động".
     Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng
nên  hoan  hỷ  mừng  vui  cùng  cho họ, nhìn 
thấy  điều  không  may  của  người khác nên
cảm động. Cảm động là thương yêu, tâm  Bồ
đề;  trong  cuộc  đời của tôi, có rất nhiều câu
chuyện, nhiều  lời nói  làm tôi cảm động, cho 
nên  tôi  cũng  rất  nổ  lực  tìm  cách  làm cho 
người khác cảm động.

     Điều thứ bảy, "Học sinh tồn".
     Để  sinh tồn,  chúng ta phải duy trì bảo vệ 
thân  thể  khỏe  mạnh,  thân  thể  khỏe mạnh 
không  những  có  lợi  cho  bản thân, mà còn 
làm cho gia đình,bè bạn yên tâm, cho nên đó
cũng là hành vi hiểu để với người thân.....


     


CHUYỆN TU HÀNH




­
Người muốn thưởng thức một thứ trái cây bắt buộc phải lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, có khi dễ dàng, có khi khó khăn, chẳng hạn như vỏ trái dừa hay vỏ trái sầu riêng.
Con người muốn đạt được cứu cánh của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát, bắt buộc phải cố gắng công phu thật nhiều, buông bỏ những cố chấp nặng nề từ nhiều năm qua đã quá quen với các sinh hoạt chùa chiền. Người đi chùa càng nhiều, càng lâu năm, càng tiêm nhiễm những thói hư tật xấu và những mê tín dị đoan trong chùa. Người vào tu trong chùa lại càng tệ hại hơn nếu không học hiểu và nắm vững giáo lý, lại gặp phải vị trụ trì dốt nát, sống lâu lên lão làng dạy cho toàn là những chuyện mê tín sai lạc, trái với giáo lý đạo Phật.  
Cốt tủy của đạo Phật chính là bản tâm sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh.
Bá tánh thấy các vị sư cụ già nua tuổi tác, nghĩ rằng vị này tu lâu, hiểu nhiều, chứ đâu biết, đâu ngờ các vị đó mua danh mua chức, nhận đệ tử chỉ dạy các nghi thức tụng đám để kiếm tiền cho tổ chức, ngoài ra không có gì khác. Ai cũng lầm. Nhưng khi nhận ra chân tướng của sư cụ này, họ chỉ lẳng lặng rời bỏ tông môn.

Người muốn tu theo Phật phải buông bỏ tâm cố chấp, cho rằng: tất cả nhà sư đều hiểu chánh pháp, tất cả nhà chùa đều hoằng dương chánh pháp, tất cả các nghi lễ cúng kiến đều là chánh pháp, tất cả các pháp môn tu đều là chánh pháp, tất cả kinh điển hiện hành đều là chánh pháp.

Phải lột bỏ tất cả các lớp vỏ cũ kỷ này, người tu mới giác ngộ được chân lý cao siêu vi diệu nhiệm mầu của đạo Phật, dù người đó tu tại gia hay tại chùa. []

BBT.PHTQ.CANADA
TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆ

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
CÔ HỒN VÔ THƯỢNG SƯ FASHION SHOW
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Người không sương gió, khó thành công.
Người không khổ đau, sao ngộ đạo.

PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG
108 - 123 RAILROAD ST., BRAMPTON, ON, L6X 1G9, CANADA
Tel.: 647-828-1016

  Chánh Pháp hay Tà Pháp
 
leng keng cà lem cà rem đây - sư bán cà lem trong chùa - tội nghiệp chưa? 
Chuyện đời cũng như chuyện đạo
luôn luôn có 2 mặt: chánh/ tà, đúng/ sai, phải/ quấy, tốt/ xấu.
Trong chốn thiền môn, chư vị Tổ sư đặt ra các hình thức
lễ nghi cúng kiến để dẫn dắt bá tánh về chùa.
Chư Tăng nhận của cúng dường từ bá tánh để tu và học,
có bổn phận giải thích cho bá tánh hiểu rằng:
Các lễ nghi cúng kiến là không thật, phi chánh pháp,
chỉ là hình thức để đem đạo vào đời,
giúp đời bớt phiền nảo khổ đau và giác ngộ giải thoát.
Được như vậy, việc làm đó là chánh pháp.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Ngược lại, chư Tăng không lo tu học, bày ra thêm các
hình thức rườm rà để gạt gẫm, dẫn dắt bá tánh vào mê lộ,
lợi dụng tín tâm của số đông u mê, đem đời vào đạo
làm náo động chốn thiền môn,
lóc cóc leng cheng lùng tùng lèng xèng ồn ào ợ ợ ngáp ngáp
tạo sự linh thiêng huyền bí
mưu cầu danh lợi cho nhà chùa và cho bản thân.
Chính như vậy đó, chư Tăng đang hành tà đạo
truyền bá tà pháp, mê tín dị đoan.
Đừng hỏi tại sao bọn trọc dưới địa ngục quá nhiều.
 
61. Cầu An Cầu Siêu thật hay giả
Trong đời sống thực tế hàng ngày,
bá tánh phải đối diện với bệnh tật, chuyện bất trắc,
chuyện bất như ý, chuyện mất mát tài sản hay thân nhân.
Từ đó bá tánh phiền não và khổ đau.
Chư vị Tổ sư đặt ra các nghi lễ cầu an hay cầu siêu
để đáp ứng nhu cầu tâm linh của thế gian.
Qua các nghi lễ trong chốn thiền môn, chư Tăng cứu người giúp đời, đồng thời đem chánh pháp giảng giải.
Nhờ hiểu biết và thực hành chánh pháp trong đời sống thực tế hàng ngày, bá tánh bớt phiền não và khổ đau.
Bá tánh không nên đợi đến khi quả báo đến,
chạy vào chùa tụng kinh cầu an hay cầu siêu quá muộn và vô ích. Tại sao?
Ngay khi còn tại thế, đức Phật cũng không cứu được các vị đại đệ tử hay chính gia tộc của dòng họ Thích Ca
phải chịu trả quả báo thảm khốc.
Trên đời này, các vị chức sắc của tất cả các tôn giáo
khi đau bệnh cũng phải dùng thuốc men
khi gặp tai nạn cũng thương vong.
Nên nhớ: Chúa cũng chết, Phật cũng chết. 
 llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


CHUYỆN TRONG ĐỜI

- Thưa Thầy, xin Thầy từ bi chỉ dạy để con người cảm nhận được hạnh phúc trên đời này, dù cuộc đời quá nổi trôi, đầy sự bất như ý.
- Con người thường có đủ 3 tâm: tham, sân và si.
Khi tâm tham nổi lên, con người cảm thấy thiếu thốn, chưa đủ, muốn thêm, dù cho nhiều người đã có tiền rừng bạc biển trong tay. Có nhiều người mãi mê chạy theo lợi và danh cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa thấy đủ.
Cho nên, con người muốn cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc sống cần phải biết đủ (tri túc).

Sách có câu:
          Tri túc tiện túc
          đãi túc hà thời túc.
Tạm hiểu:
          Biết đủ thời đủ
          đợi đủ khi nào đủ.
Nghĩa là: Khi nào đủ ăn, đủ mặc, không đói rách, con người thấy biết là đủ thì ngay khi đó có hạnh phúc.
Với tâm tham, đợi kiếm thêm nhiều nữa mới cho là đủ thì khó hưởng hạnh phúc vì sẽ không bao giờ cho là đủ.
Có lời khuyên: trong đời con người nên nhìn xuống sẽ cảm nhận hạnh phúc vì có biết bao nhiêu người khác không bằng mình. Lúc đó con người sẽ phát tâm cứu người giúp đời, tạo phước báu. Nếu con người nhìn lên sẽ thấy có biết bao nhiêu người hơn mình, cho nên không cảm nhận được hạnh phúc. Tóm lại, khi tâm cảm thấy biết đủ, con người sẽ cảm nhận được hạnh phúc ngay trong tầm tay.

Khi tâm sân hận nổi lên, con người cảm thấy bị xúc phạm bị khinh khi, bèn khởi tâm trả đủa trả thù, cho nên không cảm nhận được hạnh phúc. Muốn dẹp bỏ tự ái hay giảm bớt tâm sân hận, con người cần quán chiếu đó chính là bản ngã. Bản ngã chính là nguồn gốc của phiền não khổ đau trên đời, sao có thể cảm nhận được hạnh phúc? Tóm lại, muốn cảm nhận được hạnh phúc, con người cần nên quán chiếu biết đủ và tập sống theo vô ngã (dẹp bỏ tự ái xằng). Dĩ nhiên như vậy là sống ngược không theo dòng đời thường.[]
BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG



CHUYỆN TRONG CHÙA


Kính thưa Quí Vị,

VP.PHTQ.CANADA vừa nhận được thư của Phật tử Diệu Từ (Houston, TX).

Nhận thấy đây cũng là hoàn cảnh chung của nhiều gia đình có bậc cha mẹ phát tâm xuất gia khi tuổi đã cao.

Đến khi vị này lâm bệnh, nhà chùa không có người để chăm nom, điều dưỡng, nên buộc phải kêu gọi thân nhân nhận lãnh.

Nếu thân nhân có khả năng thì mọi chuyện êm xuôi, dễ dàng. Tuy nhiên, có nhiều hoàn cảnh rất khó cư xử sao cho vẹn toàn.

Nơi đây xin nói thêm, có nhiều vị cao niên có ý muốn xuất gia, vào tu trong chùa vì nghĩ rằng nhà chùa là nơi tu hành, 

vô chùa mới gọi là tu và được ở gần Phật. Khi có mệnh hệ nào thì có sẵn chư Tôn Đức làm lễ cầu siêu thì chắc chắn được vãng sanh về cõi Phật.

Thật là đau lòng khi VP.PHTQ.CANADA nhận được những thư hỏi đạo, làm sao áp dụng đạo trong đời sống thực tế, rất khó có giải pháp chu toàn.


Do đó, mọi người nên phát tâm cầu học chánh pháp ngay khi còn khoẻ mạnh, còn minh mẫn trí tuệ, để hiểu rõ rằng: Phật ở trong tâm các người làm việc thiện lành, không làm việc xấu ác và giữ tâm ý trong sạch, thanh tịnh. Trong chùa không có Phật, chỉ có tượng Phật, chẳng có gì linh thiêng. Trong chùa không có chánh pháp, chỉ có các bộ kinh sách bám bụi, còn nhà chùa làm nhiều chuyện phi chánh pháp để có lợi dưỡng và danh tiếng, đẩy dẫy tà pháp. Trong chùa tuy có nhiều người mang hình tướng người tu, nhưng không thực tâm, chỉ thích ăn trên ngồi trước, không chơn thật, chỉ thích áo mão xênh xang, chẳng chịu học hỏi lời Phật dạy, chỉ biết thực hành nhiều nghi lễ có tính cách mê tín, người trước làm sao bây giờ làm vậy, chẳng hiểu ý nghĩa gì, còn bày vẻ thêm, nhằm gạt gẫm thế nhân và gạt gẫm những người vào tu sau.

Kính mời Quí vị đọc bức thư sau đây và cho biết tôn ý.


NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính thư,

VP.PHTQ.CANADA

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll



---------- Forwarded message ----------

From:  Trịnh Kim Chi PD Diệu Từ  [testing2k] <testing2k@yahoogroups.com>
Date: 2015-07-14 10:41 GMT-04:00
Subject: [testing2k] LỰC BẤT TÒNG TÂM
To: "VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>, testing2k@yahoogroups.com



LỰC BẤT TÒNG TÂM

(HỎI ĐÁP PHẬT HỌC TỊNH QUANG)



Kính thưa Quí Thầy Ban Biên Tập PHTQ.CANADA,

Con là Phật tử PD Diệu Từ hiện sống ở Houston, Texas, kính xin quí Thầy từ bi chỉ dạy.

Con có một người Mẹ, Bà xuất gia lúc 52 tuổi. Khi đó con 30 tuổi và mới lập gia thất.

Mẹ con năm nay 82 tuổi, tức là bà đã tu ở chùa 30 năm. Khi xuất gia Mẹ còn khoẻ mạnh, từ đó con hoàn toàn không được Mẹ thăm hỏi hay giúp gì từ tinh thần với vật chất. Có nhiều lúc gia đình con đến chùa thăm Mẹ, thấy mẹ cực khổ lam lũ trong nhà bếp, bị sai vặt từ việc nặng nhẹ đều phải làm, con rất đau lòng nhưng không dám nói gì cả, vì đó là tâm nguyện của Mẹ. Tất cả tiền già lẫn tiền dành dụm, Mẹ phát tâm, tự nguyện hay lý do nào con cũng không được biết. Chỉ biết một điều, tất cả tiền của Mẹ đều cúng dường cho nhà chùa hết rồi.


Và đến lúc có chuyện xảy ra, là khi Mẹ bịnh sau đó bị tai biến mạch máu não, hơn hai tháng nằm bịnh viện, bác sĩ ngõ ý muốn gia đình đem về nhà chăm sóc, vì Mẹ giờ đây hôn mê không biết bao giờ tỉnh lại. Tiền viện phí, tiền nuôi bịnh, tìm kiếm người chăm sóc… chùa buộc chúng con phải lo hoàn toàn.


Chúng con bây giờ, chồng thì thất nghiệp đang xin tiền hưu trí, vợ thì đi làm công nhân nuôi 3 người con và cháu còn tuổi ăn học, nợ tứ phía, làm sao lo…?!! Con chỉ nói rõ hoàn cảnh khổ của con thôi, thì bị các Thầy Cô trong chùa mắng là “đồ bất hiếu, Mẹ của nó mà nó không lo thì ai ở không đâu mà lo?”.


Thưa quí Thầy PHTQ , vì con quá khổ, ức nghẹn không nói được, không làm được gì cả. Tại sao Mẹ chọn con đường bỏ gia đình đi tu, làm công quả mấy chục năm, tiền bạc dâng cúng tất cả nay cũng không còn gì, đến khi lâm vào hoàn cảnh như thế nầy thì bị nhà chùa bỏ rơi, phủi hết trách nhiệm, con cái gia đình thì mang tiếng “bất hiếu”. 


Câu chuyện như vậy, thì quí Thầy Cô trong chùa, Mẹ của con, gia đình con, xin hỏi: ai đúng, ai sai ??!! Thầy là người xuất gia cũng là bậc Thầy mà con học hỏi và kính trọng, mong Thầy cho con vài lời khuyên để con biết phải làm gì cho đúng đạo? Làm sao giải quyết chuyện đau lòng nầy, để cho tâm con được nhẹ nhàng hơn.  Thật là lực bất tòng tâm. Kính mong Thầy hồi âm cho con sớm.

(Thầy có thể công bố thư của con cho mọi người khác biết, con cần nhiều lời khuyên cùng những ý kiến các Phật Tử và chư vị Tăng Ni trong việc nầy)

Kính cám ơn Thầy rất nhiều.

Con Trịnh Kim Chi PD Diệu Từ

Kính Thư




“VÌ CON” MẸ CÓ ĐƯỢC HẠNH PHÚC


Trong cuộc sống, người mà khiến chúng ta đau lòng và phiền muộn thường là những người thân thiết nhất, tình thương càng sâu đậm thì tổn thương càng nhiều.
Cách đây một năm, vào mùa Vu Lan các Ni chúng trong chùa có duyên sự nên được tiếp chuyện cùng bác Diệu Chơn. Tuổi bác Diệu Chơn năm đó khoảng hơn 70, với đôi mắt thật buồn như muốn khóc cùng dáng vẽ mệt mỏi thất vọng. Giọng trầm buồn Bác hỏi:
-     ---  Thưa sư cô, tôi có thể vào ở chùa tu luôn được không?
-     ---  Thưa Bác có hỏi ý kiến của các người con chưa?

-    ---   Các con  tôi không ai đồng ý cả, nhưng tôi thì chán lắm rồi, chỉ muốn vào chùa ở luôn không về nữa!
-  ---     Như vậy thì các con của Bác vì thương nên sợ rằng vào ở trong chùa với cuộc sống đạm bạc, trở ngại cho sức khỏe của Bác nên không đồng ý.

-   ---    Không! thương mẹ cái gì mà chúng chẳng bao giờ nhớ đến sinh nhật của tôi? Hai ba tháng mới về thăm một lần, khi về thì ngồi chưa được nửa ngày vội về, nói bận chuyện chồng chuyện con. Tôi trách móc rầy la thì giận hờn. Tôi nói tôi có bịnh chúng cũng không màng phone hỏi thăm. Tôi nấu món ăn ngon gọi về ăn, thì nói có việc phải làm không về được. Thật là tức muốn chết luôn. Con cái gì mà không nhớ tới Mẹ, cùng không sợ Mẹ buồn mẹ giận gì hết. Các Cô xem như vậy đó thôi đi tu núp bóng Từ Bi của Phật cho xong một kiếp người vô phước. (nói xong khóc thật nhiều)

-  ---     Thưa Bác, sống với người thân yêu mà quá nhiều khổ lụy và phiền não như vậy, thì có phải Bác nghĩ rằng vào chùa sống chung với những người xa lạ không thân bằng quyến thuộc gì cả, thì sẽ tìm được an lạc và hạnh phúc chăng?!

-   ---    Tôi không muốn nghĩ nhiều như vậy, chỉ muốn đi cho con tôi nó thấy Mẹ là quan trọng, không có Mẹ xem chúng  có hối hận không? Có nhận ra tôi đã làm những gì và hy sinh nhiều như thế nào để chúng có được như ngày nay. Ơn Mẹ to tát lắm đấy!!! (khóc)

     Ni chúng đã nghe được những lời tâm sự vừa rồi. Bây giờ để giúp cho Bác có được một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản hơn, thì nhắc lại lời Phật dạy có câu: “Sống vì người không vì mình”. Suy nhghĩ vì người thì được hạnh phúc, suy nghĩ vì mình quá nhiều thì đau khổ. Người muốn tu hoàn cảnh nào cũng có thể tu được, trước hết là tu tại thế gian (tu tại gia) với những người thân yêu bên cạnh. Khi đạt được hạnh phúc cho chính bản thân mình và tạo hạnh phúc cho những người thân sống chung quanh rồi, khi đó mới nghĩ đến chuyện tu xuất thế gian (tu xuất gia).


Bác hãy chuyển sự suy nghĩ vì mình quá nhiều mà nên thấy rằng, các cô cậu còn trẻ có rất nhiều gánh nặng bổn phận, trách nhiệm và chuyện công ăn việc làm nhiều khó khăn, luôn luôn phải tranh đấu để lo cho gia đình đã bận rộn lắm rồi, chưa nhắc đến những bực dọc và phiền toái từ trong sở làm. Nếu nhận biết như vậy Bác càng thương họ nhiều hơn, tâm bao dung, lòng hỷ xã, nghĩa là vui sống trong đồng cảm và tha thứ. Khi nghe các con quá bận không có thì giờ để nghỉ ngơi, không còn nhớ thời gian qua bao lâu, kể cả sinh nhật của chính bản thân họ có lẽ cũng không nhớ!!. Niềm hạnh phúc họ mang lại cho Mẹ là đã có  cố gắng dành thì giờ ít ỏi về thăm Mẹ, được ăn những món ăn chính tay Mẹ nấu, thì những thời khắc hạnh phúc đó tuy không nhiều nhưng nếu với lòng thương con không tính toán, không đòi hỏi sự đền đáp, không chấp đúng chấp sai, không một lời trách cứ, không một niệm buồn phiền hay tổn thương vì cái tự ái chẳng đáng gì cả, thì hạnh phúc đó có phải đã tăng lên bội phần.

Sự an lạc là phần thưởng quí báu có ngay từ tâm cao thượng của những người Mẹ thương con vô bờ bến. Ni chúng mong rằng sau buổi nói chuyện hôm nay trong mùa Vu Lan đầy tình thương yêu lòng hân hoan của những người con, những người Mẹ có thể vô cùng sung sướng mà nói rằng: “VÌ CON MẸ CÓ ĐƯỢC HẠNH PHÚC”.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

 TKN THÍCH NỮ CHÂN LIỄU




CHO TRỌN NIỀM VUI TRONG MÙA VU LAN
Ước rằng đóa hoa màu hồng thắm đều cùng được cài lên áo tất cả các bạn, không phân biệt, vì Cha Mẹ của tôi và Cha Mẹ của bạn luôn luôn hiện hữu. Đó là ý nghĩa: “Cho Trọn Niềm Vui Trong Mùa Vu Lan”.

Đại Lễ Vu Lan hằng năm được tổ chức trang nghiêm trong các Tự Viện khắp nơi nơi. Những tà áo đủ màu, vàng, nâu, lam, hân hoan rộn ràng sánh vai cùng lo trang hoàng cho ngày lễ báo hiếu thiêng liêng. Một sự kiện quan trọng hơn hết của buổi lễ, là nhắc nhở con người ý thức sâu sắc trong tình Cha nghĩa Mẹ bảy đời, không phải chỉ Cha Mẹ một đời hiện tiền mà thôi. Ý nghĩa hướng về tâm từ bi của đạo Phật, sau giây phút trang trọng của Lễ Vu Lan, phần cài hoa hồng trên áo, cùng nghĩa với sự tôn vinh hai đấng sanh thành, còn là “Ngày Cha Mẹ”.  Sâu thẳm trong tâm của mỗi người con chí hiếu, như có tiếng gọi thâm tình và lòng báo ân, báo hiếu kỳ diệu, nhiệm mầu.

Văn hóa Phật giáo luôn chú trọng đến đời sống tâm linh. Đạo đi vào đời bằng những việc thiện lành đơn giản, như hoa hồng cài trên áo, nhưng có năng lượng hữu ích thiết thực vô cùng. Những người con Phật thấm nhuần giáo lý từ bi của Đức Phật, thì tất cả đều nên được, có quyền được cài đóa “Hoa Màu Hồng”. Tại sao? - Vì ai cũng có bảy đời Cha Mẹ, dù còn sống hay đã mất, Cha Mẹ là những đóa hoa màu hồng, tươi thắm đẹp vô ngần, và luôn được trân quí trong suốt phần đời bên các con.

Con người trên thế gian, tuy khác nhau về màu da, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, sang hèn hay đẳng cấp cao thấp, nhưng đều từ Cha Mẹ sanh ra. Ngày qua, năm tháng trôi đi, có người còn đủ hai đấng sanh thành, có người mất Cha, người thì mất Mẹ, cũng có những mãnh đời bất hạnh mồ côi cả Cha lẫn Mẹ. Tuy sống trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng không ai vui được khi nhận hoa màu trắng, ngậm ngùi, buồn tủi, tiếc thương, hối hận. Đã là hoa hồng, thì hãy luôn là màu hồng tươi thắm. Ý nghĩa nầy chính là tình thương Cha Mẹ trong các con, mãi mãi không bao giờ mất.

Đạo hiếu trong Phật giáo là một nền đạo đức chân thật, tự trong thâm tâm, không phải ở hình tướng bên ngoài. Tùy theo hoàn cảnh và trình độ hiểu biết mà thực hiện sự hiếu dưỡng cha mẹ đúng hay sai. Người tu theo lời Phật dạy, tin vào nhân quả, nghiệp báo, luân hồi và sự tái sanh, hiểu rằng những người sống xung quanh, nhiều đời kiếp đã từng là Cha, là Mẹ, là anh chị em của mình.

Khi tâm phân biệt, đố kỵ, thù oán, hơn thua, tham vọng, ích kỷ, riêng tư, không còn nữa, con người sẽ có tình yêu thương bao la không có giới hạn, suy nghĩ cho người nhiều hơn cho mình, thì tâm đã gần giống Tâm Chư Phật lắm rồi.

Trong kinh Vu Lan Bồn, với cử chỉ hành động đầy lòng từ bi khiêm tốn và đức độ bình đẳng, tình thương cảm rất tế nhị của Đức Phật được diễn tả trong đoạn kinh sau đây:

      Đáo bán lộ rành rành mắt thấy
      Núi xương khô bỏ đấy lâu đời
      Thế Tôn bèn vội đến nơi
      Lạy liền ba lạy rồi rơi giọt hồng
      Đức A Nan tủi lòng ái ngại
      Chẳng hiểu sao Phật lạy đống xương
      Vội vàng xin Phật dạy tường
      Thầy là Từ phụ ba phương bốn loài
      Ai ai cũng kính Thầy dường ấy
      Cớ sao Thầy lại lạy xương khô?
      Phật rằng: Trong các môn đồ
      Ông là đệ tử đứng đầu dày công
      Bởi chưa biết đục trong cho rõ
      Nên vì ngươi ta tỏ đuôi đầu
      Đống xương dồn dập bấy lâu
      Cho nên trong đó biết bao cốt hài
      Chắc cũng có ông bà cha mẹ
      Hoặc thân ta hoặc kẻ sanh ta
      Luân hồi sanh tử, tử sanh
      Lục thân đời trước thi hài còn đây.

Khi đọc tụng đoạn kinh trên, lắng tâm suy ngẫm cho thấy một hình ảnh chân thật, cao quí trong tâm lý hoằng pháp. Đức Phật đã chỉ dạy chúng sinh phá đi tâm ích kỷ, tâm chấp tướng, tâm phân biệt nặng nề, nên trải lòng thương tất cả chúng sanh với tâm bình đẳng tuyệt đối, không có nhân ngã. Dù còn sống hay đã thành xương trắng, những người sống trong luân hồi lục đạo nhiều đời kiếp, từng là thân bằng quyến thuộc với nhau.

Thông thường, con người dễ cảm nhận niềm vui riêng, bất chợt, vội cảm ơn hoa màu hồng trên áo, vì nhìn thấy có người phải tủi phận nhận hoa màu trắng. Tuy đó là niềm vui vi tế, không đáng trách, nhưng tâm từ bi chưa vẹn toàn. Tâm vị tha rộng rãi hơn, nên tự nhủ lòng rằng: “Ước rằng hoa màu hồng cùng cài lên áo tôi, và áo bạn, vì Cha Mẹ của chúng ta luôn luôn hiện hữu, cho niềm vui được trọn vẹn trong ngày Lễ Cha Mẹ thiêng liêng nhiều ý nghĩa”.

Có phải sau đó, niềm vui sẽ tăng lên gấp bội, một bông màu hồng cho anh, một bông màu hồng cho chị, một bông màu hồng cho em và một bông màu hồng cho tất cả những ai cũng có Cha Mẹ.

Bất luận người tu - xuất gia hay tại gia - đều có ý thức trách nhiệm, trong sự đền đáp ơn sanh thành dưỡng dục của Cha Mẹ, không chỉ một ngày Lễ Vu Lan mà thôi, mà ở mọi thời khắc, mọi hoàn cảnh đều thấy được cơ hội để báo hiếu. Sự an lạc của Cha Mẹ khi còn hiện tiền, hay đã khuất, đều có sự chiêu cảm cần thiết từ các con. Phẩm hạnh đạo đức các con càng cao, là niềm hạnh phúc, là quà tặng tâm linh cho Cha Mẹ, không vật chất nào có thể sánh bằng.

Đạo hiếu hạnh sáng suốt của người tu học Phật Pháp, có thể cảm hóa được Cha Mẹ hướng về Tam Bảo, học hiểu từ giáo lý Đức Phật sẽ giúp Cha Mẹ bỏ ác làm lành. Tâm chánh tín, chánh kiến và phước đức ngày càng thăng tiến, kết quả đem đến an lạc hạnh phúc hiện tiền, khi xả báo thân được giải thoát về cảnh giới an lành tốt đẹp. Cũng vậy, đối với người xung quanh, kính trên nhường dưới, hướng dẫn qui y Tam Bảo, khuyên làm lành hướng thiện, là cách đền ơn Cha Mẹ tốt nhất.

Đức Phật dạy: “Những ai đền ơn Cha Mẹ bằng cách nuôi dưỡng, dâng cúng của cải vật chất, tiền bạc, thì không bao giờ đủ để đáp đền ơn Cha Mẹ. Nhưng này các Tỳ Kheo, những ai đối với Cha Mẹ chưa sống trong thiện lành, thì hướng dẫn qui y trong chánh pháp, trau dồi đức hạnh chánh trực; đối với Cha Mẹ sinh khởi tham, thì khuyến khích bố thí; đối với cha mẹ còn tà kiến, thì khuyến khích vào chánh kiến. Cho đến như vậy, này các Tỳ Kheo, là làm đủ và đáp ơn đủ cho Mẹ và Cha”. (Tăng Chi bộ Kinh I. 75)

Đối với Cha Mẹ, món ăn tinh thần dâng lên, cũng không thể không lựa chọn cẩn thận. Người có tuổi, sức khỏe thường nay đau mai yếu, hay buồn giận, dễ hờn tủi, nguồn vui chỉ mong sự săn sóc nuông chìu và hiểu biết của các con, đừng để sự cô đơn, nhớ con cháu giết lần mòn hai đấng sanh thành.

Cơ hội săn sóc Cha Mẹ là lúc tu thực hành nhiều nhất. Kiên nhẫn, bao dung, vị tha đem lại nguồn vui thanh thản cho hai đấng sanh thành. Khi chúng ta còn nhỏ Cha Mẹ lúc nào cũng hy sinh, bảo bọc, che chở và mong muốn tạo hạnh phúc cho các con. Nên dụng tâm, dành nhiều thì giờ thăm hỏi, chăm sóc, viếng thăm thường xuyên, đó mới chính là liều thuốc bổ giúp Cha Mẹ sống thọ, một cách báo hiếu hữu hiệu và công dụng nhất.

Ân Cha Mẹ ví như núi cao, biển rộng, sông sâu, vì có Cha Mẹ mới có thân ta. Phận làm con, tu tập có được chút phước đức, công đức nào, nên hồi hướng cho Cha Mẹ. Sau đó, tạo duyên cho Cha Mẹ biết qui y Tam Bảo, đó là đền ân Cha Mẹ.  Vì vậy, thương và quí kính Cha Mẹ nhiều chừng nào, chúng ta phải ráng tu nhiều chừng ấy. Nhờ phước đức cộng nghiệp của những người con chí hiếu mà Cha Mẹ mất đi, đời sau sanh ra gặp Phật pháp, biết sự tu hành. Cha Mẹ còn hiện tiền thì gặp được minh sư khai ngộ, hiểu đạo, tiến tu.

Mong ước rằng Lễ Vu Lan từ nay về sau, sẽ là một ngày vui thật trọn vẹn, vì tất cả người con hướng về bảy đời Cha Mẹ, cùng một lòng hiếu hạnh báo ân. Cài trên áo một bông hoa màu hồng, giống y như nhau, không phân biệt, vì ai ai cũng có Cha, có Mẹ, để thương yêu và đền ơn. Tiềm năng vô tận của lòng từ bi ai cũng có, chỉ cần xử dụng phù hợp, khéo léo một chút thôi, thì đã có “Trọn Niềm Vui Trong Mùa Vu Lan” đầy đủ ý nghĩa nhất.

Nguyện cho bảy kiếp
Cha Mẹ chúng con,
đượm nhuần mưa pháp.
Khi còn tại thế,
thân tâm an ổn,
phát nguyện tu trì.
Khi đã qua đời,
xa lìa ác đạo,
chóng thành Phật quả.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
TKN THÍCH NỮ CHÂN LIỄU



 


TÙY DUYÊN

Mọi việc trên đời này đều tùy duyên.
Việc gì đến - đúng lúc - đúng ngày giờ - đủ duyên - nó sẽ đến.

Tu tâm sẽ đưa con người đến chỗ ngộ đạo (giác ngộ). Khi đạt giác ngộ, con người sẽ giải thoát phiền não khổ đau và được an lạc hạnh phúc. Đạt được bao nhiêu giác ngộ, con người sẽ giảm nhẹ bấy nhiêu phiền não khổ đau. Cũng như mây đen tan biến bao nhiêu, mặt trời tỏ rạng bấy nhiêu.

Mây đen ví dụ cho phiền não. Mặt trời ví dụ cho trí tuệ sẵn có của con người. Con người ai ai cũng có trí tuệ, nhưng do phiền não che lấp, con người trôi lăn trong tâm tham sân si không nhận ra trí tuệ của mình mà thôi. Khi con người bớt phiền não, thì trí tuệ sẽ sáng ra. Điều này không do cầu nguyện mà được.
Làm sao biết mình giác ngộ (ngộ đạo) hay chưa?

Khi ngộ đạo, con người sẽ bật khóc vì xúc động, tâm tư bàng hoàng, không ngờ đạo ở ngay trước mắt, ở ngay trước mặt, tự bấy lâu nay, mà mình không hay, không biết, không nhận ra đó thôi. Đồng thời con người sẽ cảm thấy hoan hỷ, như chưa từng hoan hỷ.

Trái cây (quả) đủ ngày tháng thì sẽ chín tới, không thể sớm hơn hay muộn hơn. Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Đó là cách tu nhân tích phước, tích đức, để chuyển hóa cuộc sống của mọi người.

Thí dụ: Hôm nay, phát tâm ấn tống kinh sách để truyền bá chánh pháp, giúp người khai ngộ, thì chính mình là người được khai ngộ trước tiên. Quả báo phước lành đến ngay khi phát tâm, tuy chưa kịp hành động gì cả. Con người nên hiểu rõ đâu là chân lý, đâu là chánh pháp, để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.[]

BBT.PHTQ.CANADA

 
ĐỪNG TỰ LÀM TỔN THƯƠNG CHÍNH MÌNH

Một đêm một con rắn trong khi đang tìm kiếm thức ăn, bò vào một xưởng mộc.

Người thợ mộc vốn khá bừa bộn, đã để lại một số dụng cụ nằm trên sàn nhà, trong số đó có một cái cưa.

Khi con rắn bò lòng vòng trong xưởng, nó trườn qua cái cưa, và bị một vết cắt nhỏ.

Ngay lập tức, nghĩ rằng cái cưa đã tấn công mình, nó quay lại và cắn thật mạnh vào cái cưa khiến cho miệng nó chảy máu.

Điều này khiến con rắn rất tức giận. Nó tấn công một lần nữa, và một lần nữa cho đến khi cái cưa đầy máu
và dường như đã “chết rồi”.
Sắp chết vì những vết thương của mình, con rắn quyết định cắn một cái cuối cùng thật mạnh trước khi bò đi.
Sáng hôm sau, người thợ mộc rất ngạc nhiên khi thấy một con rắn chết trước cửa nhà mình. []
------------------------------
Bài học:
Đôi khi trong lúc cố gắng làm tổn thương người khác, con người chỉ làm tổn thương chính mình mà thôi.


SUY NGẪM

Chúng ta biết rằng, ngoài danh và lợi, trên thế gian này, con người thường hay, tranh chấp với nhau, chỉ vì lời nói.
Hai người nói chuyện, với nhau một lúc, không nhường nhịn nhau, không nhượng bộ nhau, chắc chắn đưa tới,
tranh chấp cãi vã.
Người có trí tuệ là người thực hiện được điều sau đây:

Lời nói chẳng động tâm ta.
Dù lời nói ngọt hay là đắng cay.



Thế nào là một vị Chân Tu
Hỏi:
Thưa Thầy, thế nào một vị chân tu? Làm sao nhận định, đánh giá, biết được?
Đáp:
Đây là một vấn đề tế nhị, rất sâu rộng, khó giảng giải. Nơi đây bài viết nêu lên những nét đơn giản, khái quát.
Theo quan niệm Phật giáo, một vị chân tu là người thực tâm tu học, hành đạo chân chánh, hiền lương đạo đức. Muốn nhận định, biết được, hay đánh giá một vị chân tu, bản thân người này phải chân thực nắm vững chánh pháp, hiểu rõ thế nào là tu tập và hành đạo, nhất là phải tiếp xúc và thân cận lâu dài.
Chân tu không hẳn phải là vị tu trong chùa lâu năm, danh tiếng, nắm giữ các chức vụ cao, đệ tử đông, chùa to tượng lớn. Chân tu có thể ở nơi vắng vẻ tĩnh mịch hay ở nơi phố thị ồn ào để hoằng pháp độ sanh, tùy theo tâm nguyện và năng lực tu hành. 
Đạo tràng của vị chân tu có thể là các nơi tu viện yên tịnh, trang nghiêm, cũng có thể là nơi nhiều phiền não. Và cuối cùng, vị chân tu có thể mang cả hai hình tướng:
xuất gia hay tại gia.

Nhiều vị tu sĩ già nua tuổi tác ở chùa lâu năm lên chức lão làng, được người tán tụng là tùng lâm thạch trụ, thực chất chỉ là một đứa nhỏ 7 tuổi bị quăng vô chùa, do chiến nạn hay nghèo đói. Lớn lên ra đời không được vì ngu dốt, các đứa nhỏ này không học sách đời, lười học sách đạo, không siêng tu hành, tranh danh đoạt lợi, giành giựt địa vị, mê tín dị đoan, tỏ vẻ như ta đây chứng đạo, gạt gẫm bá tánh, mưu cầu lợi dưỡng. Một vài tổ chức thiền môn gặp phải mấy đứa nhỏ này quậy phá cho nát tan luôn.
Chuyện đời như chuyện đạo có hai mặt thuận và nghịch. Tu tập theo Phật giáo có thể qua hai giai đoạn: từ bi hỷ xả và giác ngộ giải thoát. Hành đạo theo Phật giáo có thể có hai hình thức: mặc áo cà sa hay mặc áo giấy, tùy cơ ứng biến. Nếu vị chân tu nắm giữ nhiệm vụ trụ trì một tu viện hay tự viện thì hành sự theo nghĩa «Trụ trì tức trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng». Nghĩa là người nào ở nhà Phật thì phải giữ đúng lời Phật dạy.
Nơi đây cũng nên lưu ý, hiện nay có nhiều kinh điển hay tài liệu nói «đây là lời Phật», nhưng thực ra không phải. Vị chân tu phải nắm vững để hướng dẫn bá tánh hiểu rõ hiểu đúng chánh pháp, theo đúng chánh đạo. Rất nhiều nghi lễ hình thức cúng kiến trong các chùa hiện nay là tà pháp, nhưng thu được quá nhiều lợi dưỡng, nên các tà sư vẫn lan truyền, như một loại bệnh dịch. Chẳng hạn như: lễ trai đàn bạt độ chẩn tế bình đẳng giải oan thủy lục thập loại cô hồn, lễ vớt vong như vớt bèo trên sông, lễ rãi tro, lễ phóng sanh thực chất là hại sanh. Tiếc thay nhiều vị lãnh đạo các giáo hội, các giáo phái xưng là thiền sư có khá đông đệ tử cũng bày trò này. Thật là lầm lẫn cho người tu theo. Họ ăn mặc sặc sở phi chánh pháp rất dễ nhận ra. Chỉ có những người u mê, tôn thờ sư phụ, nhắm mắt khâm tuân tự thân lạc vào tà đạo, còn lôi kéo thêm khá nhiều người khác.
Đức Phật có dạy:  
Nước đại dương chỉ có một vị mặn. Đạo lý chỉ có một vị duy nhất là giải thoát.
Do đó tu tập theo Phật, chân tu phải dẹp trừ cả ngã chấp và pháp chấp,
thực hành theo những pháp môn, phương thức
dẹp trừ bản ngã.

Chân tu là vị tu sĩ hay cư sĩ có khuynh hướng tu tập dẹp trừ bản ngã để thể nhập vào thể tánh chân tánh vắng lặng vô biên, không màng ái dục và lợi danh tầm thường. Vị chân tu chưa giác ngộ và giải thoát, chưa tìm được nương tựa cho tâm linh và chưa tự làm ngọn đuốc soi sáng, nên trở thành người đàng hoàng, đứng đắn, mô phạm, đạo đức, sống an hòa trên cuộc đời, nghiêm trì giới luật, tuân thủ các qui tắc, mô phạm và luật pháp của
thế gian, không tổn hại ai.
Các vị chân tu phát tâm xuất gia tu hành, phát tâm tu tập tại gia, coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì không quan trọng chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo.  Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi.  Nơi đây không bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia.  Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm, chính là nghĩa như vậy.

Đừng nghĩ hễ là chân tu thì phải nổi tiếng hoặc vị nào nổi tiếng thì phải là chân tu.
Người u mê ham danh tiếng hão nên không nhìn ra được những vị chân tu rất bình dị,  chơn chất, giản dị, không chùa chiền, không phép lạ, chẳng tiếng tăm, không bằng cấp,
hay danh vọng gì cả.
Không có thứ thước đo nào của thế gian có thể lượng định được chân giá trị của một bậc chân tu. Muốn nhận chân giá trị của một người tu, vị đó phải là bậc chân tu giác ngộ, đắc đạo. Muốn đánh giá, chấm điểm thí sinh, vị đó phải là giáo sư giám khảo,
năng lực hơn hẳn, vượt trội thí sinh kia.
Chỉ có chìa khóa duy nhất, tinh thần vô ngã vô úy, đức Phật dạy từ hơn hai ngàn năm trước, là có thể mở ra cho người môn đệ nguồn hứng cảm vô tận của sự giải thoát và giác ngộ. Vị chân tu phải là người bát phong suy bất động. Những người thân cận bậc chân tu cảm nhận sự bình an trong nội tâm và tinh tấn trong sự tu tập.
Tuy nhiên, phân biệt giửa vị chân tu và kẻ giả tu hay tu giả, cần phải có thời gian. Nhiều người xuất gia học đạo với một vị thầy, tưởng đâu là chân tu, đạo cao đức trọng, qua tuổi tác già nua, chùa to tổ đình lớn, danh vọng thế lực, nhưng sau một thời gian dài thân cận, nhận chân sự thật, đành phải ra đi, có lời từ giả hoặc không.
Có vài tiêu chuẩn tối thiểu và căn bản để nhận xét một vị chân tu, 
chẳng biết đúng hay không. Chẳng hạn như:
Có những người tu lâu năm, thường đi chùa, niệm Phật, ăn chay, ngồi thiền, theo học giáo lý với nhiều vị thầy nổi tiếng, nhưng chẳng biết đức Phật dạy điều gì.
Có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn, nhưng không hiểu chánh pháp.
Có những người tu ham thích có nhiều chùa, đông đệ tử, nhưng không dạy dỗ gì cả.
Có những người tu thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian, không hề học chánh pháp.
Có những người tu thích bản thân được nổi tiếng, không thích kẻ khác nổi tiếng.
Có những người tu ham tài sản, danh lợi, sắc dục, luôn kêu gọi cúng dường.
Có những người tu còn dễ nổi sân, giận dữ, bực tức khi gặp chuyện trái ý, luôn chê trách người khác quá động.
Có những người tu kiêu căng ngã mạn, thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác, thích được khen ngợi, tâng bốc, không thích kẻ khác hơn mình.
Có những người tu chấp vào thầy của tôi, hay pháp môn của tôi là hay hơn hết, tâm tư hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái, thích tu tướng chẳng biết tu tâm.
Có những người tu học hay đọc nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, không biết làm phước, bố thí, keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.
Có những người tu học đạo lâu năm, không nói lời ái ngữ, không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác, kẻ khác không được đối đáp.
Có những người tu thích kẻ khác khiêm cung và lễ độ, cái ngã của kẻ khác phải nhỏ dần và kẻ khác phải biết cung kính tôn trọng bản thân như là các bậc tôn túc, bậc trưởng thượng, bậc đại lão.
Có những người tu thích các danh xưng đại sư, đạo sư, tăng giáo trưởng, pháp sư niên trưởng, thiền sư, vô thượng sư, hòa thượng, thượng tọa, đại đức, dù tư cách không hơn chú tiểu.
Tóm lại, vị chân tu phát huy được tính chất
tam bảo của bản tâm:
 
sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh.[]  BBT.PHTQ.CANADA


TỘI VÀ NGHIỆP
BAT CHÁNH ĐẠO
PHẬT DẠY CÁCH TRỊ M Ê TÍN
CHÁNH NGỮ - TU THEO ĐẠO PHẬT
TU PHƯỚC VÀ TU TUỆ
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 28
TRAI ĐÀN BẠT ĐỘ LÀ TÀ PHÁP
CÚNG GIẢI OAN
CHÁNH PHÁP HAY TÀ PHÁP - CẦU AN & CẦU SIÊU THẬT HAY GIẢ